Hiện tượng thiên nhiên hiếm gặp khiến khoa học đau đầu giải mã

Hạnh Vũ |

Cầu vồng đỏ, mây vảy rồng, bong bóng mêtan đông lạnh, lửa xanh... những hiện tượng thiên nhiên bí ẩn này đã và đang khiến con người không khỏi tò mò, chỉ cần được chiêm ngưỡng một lần bạn đã cảm thấy may mắn.

Đến thời điểm hiện tại, những hiện tượng thiên nhiên bất thường, bí ẩn và tuyệt đẹp vẫn khiến các nhà khoa học đau đầu để tìm lời giải đáp.

Cầu vồng đỏ

Đây là hiện tượng quang học và khí tượng khá hiếm, lần nào xuất hiện cũng gây xôn xao dư luận. Về cơ bản, cầu vồng đỏ giống như một cầu vồng bình thường. Đứng trên khía cạnh khoa học, nó đơn giản chỉ là những đám mây bị lạnh đột ngột trên cao, trong thời tiết nắng ráo, hình thành những “lưỡi mây” đa sắc màu như ta thấy.

Hiện tượng thiên nhiên hiếm gặp khiến khoa học đau đầu giải mã  - Ảnh 1.
Hiện tượng cầu vồng đỏ. Ảnh: Jansolanellas 

Bên cạnh hiện tượng cầu vồng đỏ còn có hiện tượng cầu vồng sương, cầu vồng đôi, cầu vồng Mặt trăng.

Thác lửa

Trên khắp thế giới xuất hiện không ít những thác nước mang vẻ đẹp hùng vỹ kỳ diệu, nhưng “thác lửa” chỉ có duy nhất ở công viên quốc gia Yosemite, California, Mỹ. Cái tên “thác lửa” cũng chỉ duy nhất tại nơi này mới có.

Thác Horsetail hay “thác lửa”, là một trong những cảnh tượng tuyệt vời nhất của tự nhiên. Nhìn từ phía xa, thác nước như dòng nham thạch cuồn cuộn chảy xuống dưới, tạo nên cảnh tượng hùng vỹ hiếm gặp. Hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này cũng chỉ diễn ra vài ngày mỗi năm.

Hiện tượng thiên nhiên hiếm gặp khiến khoa học đau đầu giải mã  - Ảnh 2.

Thác lửa Horsetail - Hiện tượng kỳ thú của thiên nhiên. Ảnh: News/WK

Trong điều kiện hoàn hảo, khi hoàng hôn buông xuống, Mặt trời chiếu rọi vào dòng nước đổ xuống vách đá, nhờ hiện tượng khúc xạ ánh sáng đã tạo nên màu đỏ rực cháy như ngọn lửa. Tuy nhiên, không phải bất cứ lúc nào thác nước cũng phát sáng. 

Nhiệt độ ngoài trời phải đủ ấm khiến tuyết tan, trời quang đãng và đám mây không che khuất ánh sáng. Nhờ sự kết hợp của các yếu tố tự nhiên liên kết hoàn hảo với nhau tạo nên khung cảnh hiếm thấy chỉ có ở Yosemite.

Mây Mammatus hay "mây vảy rồng"

Đây là một thuật ngữ khí tượng học nói đến những đám mây hình cầu kỳ lạ trên thế giới. Được tạo ra bởi nhiều bọng mây nhỏ tụ lại, tạo thành một mảng mây rộng lớn, lơ lửng, dày đặc, trải dài tới hàng trăm mét trên bầu trời. Theo các nhà thiên văn học, những đám mây Mammatus là dấu hiệu của cơn giông bão lớn, kèm theo sấm sét trong các tháng có thời tiết nóng, ấm.

Hiện tượng thiên nhiên hiếm gặp khiến khoa học đau đầu giải mã  - Ảnh 3.

Hiện tượng mây vảy rồng. Ảnh: BS

Mây dạng thấu kính

Hiện tượng rất hiếm gặp, thường xuất hiện dọc theo các dãy núi cao và chỗ khuất gió bên sườn núi, nhất là khi có một dòng không khí khô và ẩm ổn định bay ngang qua ngọn núi hay đồi. Khi lớp không khí ẩm bị đẩy lên cao và đạt đến một điểm bão hòa, nó cô đọng lại thành những đám mây. Do hình dạng như một chiếc đĩa, mây dạng thấu kính thường bị nhầm lẫn với đĩa bay.

Hiện tượng thiên nhiên hiếm gặp khiến khoa học đau đầu giải mã  - Ảnh 4.

Hiện tượng mây dạng thấu kính. Ảnh: BS

Bong bóng mê-tan đông lạnh

Loại bong bóng khí mê-tan phát ra bởi các cây mục nát đang bị kẹt ngay dưới bề mặt của hồ khi nó bắt đầu đóng băng. Những bong bóng khí me-tan nhìn như những con sứa. Được biết, hồ Abraham là nơi xuất hiện nhiều bong bóng khí me-tan nhất.

Hiện tượng thiên nhiên hiếm gặp khiến khoa học đau đầu giải mã  - Ảnh 5.

Sét Catatumbo

Một hiện tượng khí quyển ở Venezuela. Chỉ xảy ra trên đỉnh núi sông Catatumbo nơi nó đổ vào Hồ Maracaibo. Với những tia sét mạnh xảy ra thường xuyên bên trên một diện tích nhỏ, nơi này được coi như là nơi tạo ra ozone (ở tầng đối lưu) nhiều nhất thế giới.

Hiện tượng thiên nhiên hiếm gặp khiến khoa học đau đầu giải mã  - Ảnh 6.

Bão Supercell

Bão có hình dạng đẹp, hùng vĩ khi nhìn từ khoảng cách an toàn và là đối tượng được nhiều nhiếp ảnh gia săn đuổi. Đây là một hiện tượng bão hiếm gặp, với những đám mây xoay liên tục theo chiều thẳng đứng kèm theo mưa đá, gió lớn và sét. Còn được mệnh danh là "mẹ của vòi rồng" vì có khả năng tạo ra lốc xoáy.

Hiện tượng thiên nhiên hiếm gặp khiến khoa học đau đầu giải mã  - Ảnh 7.

Bão Supercell. Ảnh: BS

Mưa động vật

Có những cơn mưa kỳ lạ mang theo hàng nghìn con cóc rơi từ trên trời xuống đường. Hiện tượng mưa kèm theo các loài động vật khác hiếm xảy ra hơn mưa "cóc", song cũng đã từng xảy ra tại một số quốc gia trên thế giới.

Lý giải cho hiện tượng kỳ lạ này, các nhà nghiên cứu tự nhiên học phần lớn đều cho rằng vào thời điểm đó, một trận lốc xoáy mạnh đã cuốn theo những con cóc và nhái theo, sau hàng nghìn dặm đường, khi cơn lốc xoáy suy yếu, mưa xuất hiện, thì những con vật bị cuốn theo này cũng rơi xuống đất cùng với những cơn mưa.

Hiện tượng thiên nhiên hiếm gặp khiến khoa học đau đầu giải mã  - Ảnh 8.

Tuy nhiên, đây chỉ là một phần lý giải cho sự xuất hiện của những trận mưa kỳ lạ. Trên thực tế, những cơn mưa kèm theo sự xuất hiện của các loài "động vật" vẫn còn là một hiện tượng bí ẩn của tự nhiên mà con người vẫn đang tìm cách khám phá.

Xoáy nước tử thần Maelstroms

Xoáy nước rất mạnh mẽ xảy ra ở mọi vùng biển và đại dương. Chúng thường được tạo ra bởi các đợt thủy triều mạnh và có thể đạt tốc độ lên đến 40 km/h.

Hiện tượng thiên nhiên hiếm gặp khiến khoa học đau đầu giải mã  - Ảnh 9.

Thủy triều xanh

Trên thế giới có rất nhiều loài thực vật phù du có khả năng phát quang sinh học. Loài có khả năng phát quang phổ biến nhất, sinh sống trên các đại dương là tảo “dinoflagellate”, loài tảo gây ra hiện tượng thủy triều đỏ. Tảo dinoflagellate thuộc lớp sinh vật đơn bào.

Tảo dinoflagellate nổi trên bề mặt biển và di chuyển quanh các luồng nước, tạo ra các xung điện quanh hạt proton, ngăn không cho nước thấm vào bên trong các vi sinh vật. Sau đó chính những xung điện này tạo ra các kênh proton nhạy điện áp, kích hoạt hàng loạt phản ứng hóa học, trong đó có protein luciferase – chịu trách nhiệm hình thành ánh sáng xanh neon bên trong cơ thể loài tảo.

Hiện tượng thiên nhiên hiếm gặp khiến khoa học đau đầu giải mã  - Ảnh 10.

Tuyết cuộn tròn thành hình ống

Tuyết cuộn thành hình ống là hiện tượng tự nhiên cực hiếm thấy, chúng chỉ xảy ra khi có sự kết hợp hài hoà giữa các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, địa hình và tuyết.

Hiện tượng thiên nhiên hiếm gặp khiến khoa học đau đầu giải mã  - Ảnh 11.

Các cuộn tuyết hình thành trên vùng đất trống bằng phẳng hoặc ngơi nghiêng một chút, bề mặt được bao phủ bởi một lớp băng nhẵn hoặc lớp tuyết cứng. Tuyết sẽ rơi xuống hoặc chất đống trên mặt đất. 

Các đợt gió thổi mạnh sẽ tốc lên khoanh tuyết và cuộn tròn từng chút. Những đám tuyết ướt, mới bám lại bề mặt băng, khoanh tuyết mới hình thành sẽ trượt đi và cuộn tròn. Các cơn gió là tác nhân dịch chuyển các cuộn tuyết cho dày hơn.

Khi cuộn tuyết quá nặng đến gió cũng không thể dịch chuyển hoặc va chạm với chướng ngại vật thì mới ngừng chuyển động. 

Vì chúng chỉ được tạo ra khi có đủ các điều kiện khí hậu đặc biệt nên dễ hiểu vì sao người ta hiếm gặp. 

Không những hiếm xảy ra mà chúng còn rất dễ vỡ. Nếu nhiệt độ tăng lên hoặc giảm xuống thì chúng sẽ sụp vỡ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại