Mới đây MXH chia sẻ hình ảnh về hiện tượng nhiều mặt trời xuất hiện cùng lúc trên bầu trời Hà Nội khiến cộng đồng mạng xôn xao.
Cụ thể, tài khoản mạng xã hội có tên T.N. trong quá trình ghi lại những thước phim về hoàng hôn tuyệt đẹp tại Hồ Tây, đã vô tình ghi lại được những hình ảnh vô cùng đặc biệt khi chứng kiến 2 hành tinh giống như mặt trời cùng xuất hiện gần nhau. Nằm phía trên cùng là mặt trời to với những ánh sáng rực rỡ nhất và bên dưới là một mặt trời khác đang lẩn khuất trong những đám mây. Và cuối cùng chìm hẳn trong những đám mây chiều là một mặt trời nhỏ khác, khá mờ ảo. Điều đặc biệt là cả 3 mặt trời đều xuất hiện trên một đường thẳng.
Ngay sau khi hình ảnh về hiện tượng lạ này được đăng tải đã thu hút sự quan tâm của nhiều người. Phần lớn đều tỏ ra bất ngờ và tò mò về hiện tượng kỳ lạ này bởi ai cũng biết vốn chỉ có 1 mặt trời mà thôi. Ngoài ra cũng có nhiều người thích thú trước cảnh tượng hiếm có này. Một số ý kiến lại cho rằng do ảnh hưởng bởi thời tiết cực đoan từ đầu năm trở lại đây nên đã xuất hiện hiện bất thường như vậy.
Ngoài ra một số ý kiến khác cho rằng, đây là cuộc gặp gỡ giữa mặt trăng và mặt trời.
Vậy thực chất những "mặt trời" khác xuất hiện trên bầu trời trong hình ảnh được chia sẻ là gì?
Trước đó, vào 7/7/2023, tại Nghi Tân, Tứ Xuyên, Trung Quốc cũng đã xuất hiện cảnh tượng có 2 mặt trời cùng xuất hiện trên bầu trời. Theo hình ảnh ghi lại, cả hai mặt trời đều phát sáng chói chang, mặt trời thứ 2 đứng sau mờ hơn một chút.
Giải thích về hiện tượng này, các chuyên gia thiên văn nước này cho biết, đây là một hiện tượng quang học trong khí quyển gọi là “Parhelion” (mặt trời giả).
Lý do hình thành của nó liên quan đến sự phong phú của các khối không khí lạnh và hơi nước trong khí quyển. Hơi nước trong khí quyển ngưng tụ thành các tinh thể băng nhỏ, chúng khúc xạ khi ánh sáng mặt trời chiếu vào chúng, tạo thành "cái bóng" của mặt trời. Từ đó dẫn đến việc, có nhiều mặt trời "nhân bản" ra đến vậy.
Parhelion thường xuất hiện trong một số điều kiện môi trường duy nhất và trong một thời gian ngắn. Ví dụ như khi có đám mây ti và góc giữa mặt trời, tinh thể băng và người quan sát phải phù hợp. Đồng thời hiện tượng này có thể xuất hiện ở những khu vực có băng tuyết.Đặc biệt là khi các đám mây gần mặt trời tương đối dày. Những đám mây này tên là mây ti, có hình dạng giống như sợi tơ và bông gòn, chứa các tinh thể băng hoạt động như các lăng kính nhỏ.
Những tinh thể băng này làm khúc xạ tia nắng của mặt trời. Điều này có nghĩa là chúng sẽ làm lệch một phần tia sáng mặt trời đến một nơi khác tạo thành điểm cận nhật. Nhờ đó xuất hiện hình ảnh mặt trời thứ 2 hoặc 3 hoặc nhiều hơn lần lượt đứng phía sau đám mây, nhưng nó kém sáng hơn so với mặt trời thật.
Hiện tượng này không phải là hiếm, nhưng cần phải có điều kiện và góc nhìn cụ thể mới thấy được. Thông thường, hiện tượng Parhelion xảy ra vào sáng sớm hoặc hoàng hôn khi mặt trời ở dưới đường chân trời.
Vậy tại sao ở Việt Nam vẫn có thể quan sát hiện tượng này trong khi những yếu tố về thời tiết chưa hội tụ đủ? Hay thực chất là một hiện tượng thiên văn khác?
Ngoài ra, cũng trong giải thích về hiện tượng 2 mặt trời cùng lúc xuất hiện trên bầu trời Tứ Xuyên, Trung Quốc, ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam (VACA) cho biết, trong một vài trường hợp, hiện tượng này xảy ra có thể do mặt trời và mặt trăng đang có vị trí ở gần nhau.
Nhìn chung, hiện tượng này rất hiếm gặp, nhưng hiển nhiên cũng chỉ là một hiện tượng quang học thuần túy không phải là một điềm báo nào.
Trước đó, nhiều tài khoản mạng xã hội cũng cho biết họ chứng kiến được hiện tượng “mặt trời đôi" xuất hiện trên bầu trời ở một số tỉnh thành Việt Nam.