Theo PGS.TS Phạm Thế Anh, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong quý 2 có sự cải thiện hơn so với quý 1. Tuy nhiên, so với trung bình của các năm trong điều kiện bình thường thì tăng trưởng kinh tế vẫn thấp hơn.
Nhìn sâu vào các lĩnh vực, nhiều ngành nghề tiếp tục suy giảm mạnh, đặc biệt là những ngành liên quan tới công nghiệp chế biến, chế tạo hướng đến xuất khẩu hoặc hướng vào các ngành tiêu dùng không thiết yếu.
Trong quý 1, GDP Việt Nam được hỗ trợ rất nhiều từ khu vực xây dựng và chủ yến đến từ đầu tư công. Cụ thể, ngành xây dựng tăng tới khoảng 7 %, điều này giúp cho tăng trưởng GDP của Việt Nam được cải thiện.
Hơn nưa, sự cải thiện của GDP trong quý 2 so với quý 1 đến từ những lĩnh vực tạo sự bình ổn không chắc chắn của nền kinh tế. Sự suy giảm rất mạnh của khu vực sản xuất, chế biến, chế tạo vẫn tiếp tục. Nếu nhìn sâu hơn vào chỉ số sản xuất công nghiệp của các ngành này thì đều thấy có sự sụt giảm rất mạnh.
Đặc biệt, kinh tế Việt Nam có một điểm bất thường. Cụ thể, giá trị tăng thêm trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thì tăng khoảng 1,56-1,8%, tức là tránh được sự suy giảm tăng trưởng âm hai quý liên tiếp.
Tuy nhiên, nếu nhìn vào chỉ số sản xuất công nghiệp thì rất nhiều ngành nghề có chỉ số sản xuất công nghiệp âm. Trong điều kiện bình thường với cấu trúc của nền kinh tế trước năm 2022, giá trị tăng thêm của sản xuất công nghiệp phải tăng thấp hơn so với chỉ số sản xuất công nghiệp, nhưng từ năm 2022 đến nay thì ngược lại, điều này thể hiên sự bất thường của nền kinh tế .
Hiện nay, lạm phát bắt đầu giảm, điều này thể hiện sức cầu yếu của nền kinh tế. Nguyên nhân về giá cả giảm thì có nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân thứ nhất là do thu nhập của người dân giảm sút khiến cho cầu tiêu dùng hàng hóa giảm.
Thứ hai là thị trường tài sản ở Việt Nam sụt giảm rất là mạnh, đặc biệt là từ cuối quý 4/2022 cho đến quý 1/2023, thị trường bất động sản, thị trường cổ phiếu chứng khoán giảm rất là mạnh kéo theo tiêu dùng suy giảm rất là nhanh.
Rồi cung tiền trong năm 2022 thì cũng tăng rất là chậm, lãi suất thì ở mức cao, giá nguyên vật liệu cũng giảm so với các năm trước, giúp cho lạm phát của nền kinh tế dễ chịu hơn rất nhiều. Tuy nhiên, lạm phát cơ bản, lạm phát lõi thì đang giảm rất chậm.
Nhìn chùng, các thành phần cấu thành nên tổng cầu đều suy yếu, ngoại trừ đầu tư công thì tăng khá. Đầu tư nhà nước tăng mạnh nhưng vẫn còn thấp hơn so với kế hoạch do thiếu động lực, vướng mắc pháp lý và giá nguyên vật liệu khiến cho các nhà đầu tư vào không mặn mà trong việc tham gia vào các dự án đầu tư công.
Đối với đầu tư tư nhân thì tăng rất chậm do lãi suất cao, khó tiếp cận tín dụng, khó tiếp cận vốn trên thị trường chứng khoán và đặc biệt là niềm tin của nhà đầu tư giảm sút nên họ không mặn mà trong việc đầu tư.
Còn đầu tư nước ngoài thì tương đối là ổn định. Tuy nhiên không nên kỳ vọng dòng vốn nước ngoài có thể hỗ trợ cho nền kinh tế trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn bởi vì khu vực này thường đầu tư vào xuất khẩu.
PGS.TS Phạm Thế Anh
Trong bối cảnh hiện nay, PGS.TS Phạm Thế Anh đưa ra một số khuyến nghị chính sách. Thứ nhất là khuyến khích đầu tư tư nhân thông qua việc tiếp tục hạ lãi suất cho vay. Tuy nhiên, qua những diễn biến vừa rồi, với động thái quyết liệt hạ lãi suất thì cũng đã chạm tới điểm giới hạn giới hạn của chính sách tiền tệ. Đối với việc hạ lãi suất vừa giúp cho doanh nghiệp hạ chi phí vốn và đồng thời phải cải thiện cái khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp.
Thứ hai, nên khuyến khích đầu tư tư nhân thông qua sử dụng tín dụng thuế đầu tư, tức là Nhà nước cần phải có một danh sách những ngành nghề mà muốn tư nhân tham gia vào đó. Cùng với đó, trong cái thời gian này đưa ra các ưu đãi để họ có thể tham gia vào ngay.
Thứ ba, cần tiếp tục đẩy mạnh đầu tư công, đặc biệt là các dự án đầu tư công trọng điểm, các cái dự án trọng điểm quốc gia, cơ sở hạ tầng.