Mỹ là nguyên nhân
Bruce Gagnon, điều phối viên của Mạng lưới toàn cầu chống vũ khí và năng lượng hạt nhân trong không gian, cho Defense News biết:
"Các thiết bị gây nhiễu vệ tinh mới mà Mỹ dự định triển khai trong không gian để nhắm vào các vệ tinh của Nga và Trung Quốc nhằm mục đích tước đi "các hệ thống chỉ huy, kiểm soát, liên lạc và tình báo của Moscow và Bắc Kinh trong thời gian xảy ra xung đột".
Theo ông, những thiết bị gây nhiễu này của Mỹ được dùng làm vũ khí tấn công. Việc Mỹ phát triển công nghệ gây nhiễu này đang buộc Nga và Trung Quốc phải phát triển các công nghệ tương tự cùng các biện pháp đối phó.
"Trong trường hợp của Nga, tôi biết họ đang phát triển các cách để chặn và chống lại những hệ thống gây nhiễu này. Vì vậy, tất cả điều này dẫn đến sự gia tăng căng thẳng, leo thang khả năng chiến tranh không gian", ông Gagnon nói.
Vị quan chức này cũng nhận thấy rằng sự phát triển diễn ra khi Mỹ từ chối ký hiệp ước cấm vũ khí trong không gian, điều này thực sự buộc Nga, Trung Quốc và Ấn Độ phải theo đuổi việc phát triển vũ khí chống vệ tinh.
"Trong ít nhất 25 năm, Nga và Trung Quốc đã đến Đại hội đồng Liên hợp quốc và đưa ra một hiệp ước ngăn chặn mọi loại vũ khí trong không gian", ông nói đồng thời lưu ý rằng Mỹ và Israel đã ngăn chặn việc phát triển hiệp ước này trong hơn 25 năm khi nó được đưa ra Hội nghị Giải trừ quân bị ở Geneva.
Trong khi đó, Alexander Mikhailov, người đứng đầu Cục Phân tích Quân sự-Chính trị của Nga, lập luận rằng động thái triển khai thiết bị gây nhiễu vệ tinh trong không gian của Mỹ cho thấy nỗ lực trước đây của Washington trong việc thiết lập hệ thống gây nhiễu vệ tinh trên mặt đất đã thất bại.
"Hệ thống người Mỹ trước đây từng chào hàng rằng đã được thử nghiệm và hiệu quả, có thể ngăn chặn mọi tín hiệu vệ tinh và có thể làm mù hoặc im lặng các vệ tinh của Nga và Trung Quốc hóa ra lại không hiệu quả", Mikhailov nhận xét.
Ông cũng lưu ý rằng các hệ thống tác chiến điện tử của Nga tiên tiến hơn nhiều so với các hệ thống do Mỹ phát triển và đề cập đến nhiều báo cáo về các hệ thống của Nga đã gây nhiễu thành công tín hiệu vệ tinh Starlink.
Ông đặc biệt đề cập đến hệ thống Tirada 2-S có khả năng gây nhiễu thành công tín hiệu liên lạc vệ tinh và làm mù các thiết bị được phủ sóng bởi ăng-ten vệ tinh Starlink.
Mikhailov giải thích rằng Tirada 2-S không chỉ có khả năng ngăn chặn tín hiệu vệ tinh của đối thủ mà còn có thể làm nhiễu liên lạc và tạo ra những thông tin sai lệch, không chỉ gây nhiễu các kênh liên lạc mà còn đánh lừa những người nhận tín hiệu vệ tinh và vệ tinh trong không gian nhận tín hiệu từ Trái đất.
Khiến đối thủ suy yếu
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã không thông qua nghị quyết do Nga soạn thảo về ngăn chặn triển khai vũ khí trong không gian hồi tháng 5. Trong 7 quốc gia không thông qua nghị quyết do Nga soạn thảo có cả Mỹ và Anh.
Theo TASS, động thái của Mỹ và Anh nhằm ngăn chặn dự thảo nghị quyết của Nga tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhằm ngăn chặn một cuộc chạy đua vũ trang trong không gian xuất phát từ việc Mỹ không sẵn sàng để các sáng kiến cấm vũ khí không gian của Nga và Trung Quốc thành công.
Chuyên gia Dmitry Stefanovich thuộc Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho biết:
"Trong khi Nga cùng một số quốc gia khác, nhất quyết thông qua một văn bản ràng buộc về mặt pháp lý sẽ cấm khái niệm bố trí hệ thống vũ khí trong không gian, thì các cường quốc phương Tây như Mỹ lại muốn có một tình huống mà bất cứ ai cũng có thể triển khai bất cứ thứ gì họ muốn trong không gian miễn là hành vi của họ được cho là đúng.
Do đó, phương Tây đang thúc đẩy khái niệm hạn chế những gì tàu vũ trụ có thể làm trong không gian trong khi cách tiếp cận của Nga-Trung là cấm đưa vũ khí vào không gian".
Liên quan đến khả năng triển khai thiết bị chống vệ tinh và vũ khí hạt nhân trên quỹ đạo Trái đất, Stefanovich chỉ ra rằng Mỹ hiện đang có lợi thế khác biệt về cơ sở hạ tầng không gian sử dụng kép, tức là tàu vũ trụ và vệ tinh có thể được sử dụng cho cả mục đích thương mại/khoa học và quân sự.
Ông giải thích, vì việc phá hủy từng chùm vệ tinh lớn bằng các phương tiện thông thường dường như là một nhiệm vụ khó khăn nên làm nảy sinh mối lo ngại rằng vũ khí hạt nhân và thiết bị gây nhiễu công suất lớn có thể được sử dụng để thực hiện những nhiệm vụ đó.
Stefanovich cũng than thở rằng mọi tiến bộ trong việc giải quyết những lo ngại về việc triển khai vũ khí trong không gian được thực hiện trong vài năm qua về cơ bản đã bị hủy bỏ trong bối cảnh xung đột đang diễn ra giữa phương Tây và Nga, cũng như sự đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc.
Ông nói: "Hiện tại, các bên đang tìm cách làm suy yếu đối thủ của mình hơn là tìm kiếm một giải pháp nào đó mà cả hai bên đều có thể chấp nhận được".