Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Ohio, hầu hết các ngôi sao sắp chết đều đi ra ngoài với một tiếng nổ lớn. Nhưng gần đây các nhà khoa học đã quan sát thấy một ngôi sao di chuyển ra khỏi vị trí và không thấy tiếng nổ nào thậm chí còn bỏ qua giai đoạn siêu tân tinh và đi thẳng vào một hố đen.
Khám phá này của các nhà khoa học không chỉ giúp họ hiểu hơn về các ngôi sao mà còn có thể khám phá những bí ẩn đằng sau một số hố đen lớn nhất của vũ trụ.
Trong một thời gian dài các nhà khoa học tại Đại học bang Ohio đã theo dõi một thiên hà cách xa 22 triệu năm ánh sáng. Thiên hà đó, được gọi là NGC 6946 và có biệt danh là "Pháo hoa thiên hà".
Theo nhận định của các nhà khoa học, ngôi sao có tên là N6946-BH1 lớn gấp 25 lần Mặt trời của chúng ta. Năm 2009, các nhà khoa học nhận thấy ngôi sao N6946-BH1 đang bắt đầu suy yếu. Vào năm 2015, nó biến mất.
Sau khi thu thập và phân tích dữ liệu các nhà khoa học đã đưa ra kết luận rằng nó đã trở thành một lỗ đen mà không hề qua giai đoạn thành siêu tân tinh như nhiều ngôi sao thông thường khác.
Giáo sư thiên văn học bang Ohio và nhà nghiên cứu Christopher Kochanek cũng cho biết thêm trong một thông cáo báo chí, thông thường một ngôi sao phải trở thành siêu tân tinh rồi mới hình thành lên một hố đen.
Nhưng đối với ngôi sao trên thì nó bỏ qua giai đoạn này nên theo các nhà khoa học, hiện tượng này đã giúp họ giải thích tại sao chúng ta không thấy siêu tân tinh từ những ngôi sao lớn nhất.
Những phát hiện này có thể giúp các nhà khoa học giải thích rằng sự hình thành của các hố đen lớn trong vũ trụ. Và chúng có thể dễ hình thành hơn nếu không cần siêu tân tinh.