NASA đã tổ chức một buổi họp báo, công bố phát hiện chấn động về "một phát hiện quan trọng" vào 1 giờ sáng ngày 23/2/2017 (giờ Việt Nam).
Khác với các phát hiện trước, lần này NASA công bố kết quả về cả một... Hệ Mặt trời 2.0, tức là có thể coi như "chị em"(Sister Solar System) của chúng ta.
Hệ Mặt trời mới này cách chúng ta 40 năm ánh sáng và nằm trong vùng có thể duy trì sự sống bao gồm 7 hành tinh có kích cỡ như Trái Đất và quay xung quanh ngôi sao TRAPPIST-1 (đặt tên theo đài quan sát Trappist tại Chile) có vai trò như Mặt Trời của chúng ta.
Trong đó, NASA cho biết có tới 3 hành tinh có điều kiện lý tưởng cho sự sống phát triển. Thomas Zurbuchen thuộc NASA tại trụ sở Washington cho biết rằng đây có thể là "thế giới lý tưởng" cho con người trong tương lai..
Nếu như ít nhất 1 trong 7 hành tinh của Hệ Mặt trời này có sự sống, nó giúp chúng ta giải đáp câu hỏi lơn nhất của nhân loại: Liệu con người có cô độc trong vũ trụ bao là này?
7 hành tinh có kích cỡ Trái Đất quanh xung quanh "Mặt Trời 2.0" TRAPPIST-1. Ảnh Internet.
Mặc dù chúng ta cần thêm thời gian để có thể nghiên cứu kỹ lưỡng và kết luận về khả năng tồn tại sự sống ở Hệ Mặt trời 2.0 này, thế nhưng đây vẫn là một trong những khám phá mang tính bước ngoặt trong quá trình tìm kiếm sự sống và "ngôi nhà mới" cho nhân loại.
Nhân sự kiện thiên văn trọng đại này, Google hôm nay đã để logo động với hình ảnh ngộ nghĩnh:
Logo Google ngày 23/2/2017.
Hãy cùng xem một số hình ảnh ấn tượng mà NASA công bố về Hệ Mặt trời "chị em" này nhé:
Một góc nhìn tới TRAPPIST-1 từ hành tinh băng giá số 7 được xem là hành tinh tiềm năng về sự sống nhất. Ảnh Internet.
Ảnh IoA/Amanda Smith.
So sánh hai Hệ Mặt trời "chị em". Ảnh IoA/Amanda Smith.
7 hành tinh có kích cỡ Trái Đất. Ảnh IoA/Amanda Smith.
Ảnh IoA/Amanda Smith.
So sánh kích cỡ 7 hành tinh mới này với Trái Đất. Ảnh IoA/Amanda Smith.
Các hành tinh mới được đặt tên theo thứ tự ABC. Ảnh IoA/Amanda Smith.
So sánh quỹ đạo với Hệ Mặt trời của chúng ta. Ảnh IoA/Amanda Smith.
Nguồn: Sciencealert.com