Hệ lụy gì đằng sau hiện tượng nhiều loài ong hoang dã bắt đầu sử dụng nhựa làm vật liệu xây tổ

Thiên Long |

Những con ong hoang dã đang làm tổ trong những cánh đồng hoa màu tại Argentina gần đây bị phát hiện đang sử dụng các vật liệu bao bì bằng ngựa để làm tổ. Điều này dấy lên những lo ngại về hệ lụy của rác thải nhựa đối với môi trường.

Từ năm 2017-2018, các nhà nghiên cứu tại Viện công nghệ Nông nghiệp quốc gia Argentina đã chế tạo ra tổ nhân tạo bằng gỗ cho loài ong hoang dã. Không giống như các loài ong có tổ lớn, bao gồm ong chúa và ong thợ, những con ong hoang dã thường đào tổ và đẻ ấu trùng vào đó.

Hệ lụy gì đằng sau hiện tượng nhiều loài ong hoang dã bắt đầu sử dụng nhựa làm vật liệu xây tổ - Ảnh 1.

Tổ của chúng thường được xây dựng khớp với nhau và tạo thành một hình chữ nhật dài, chỉ có một một lỗ hẹp, rỗng để ra vào bên trong tổ. Loài ong thường tha lá, cánh cây và bùn đất về để ngụy trang cho tổ.

Tuy nhiên trong số 63 tổ, có vài ba tổ sử dụng các mảnh túi nhựa hoặc màng nhựa để lót bên trong tổ. Chúng được phủ lên giống như cách loài ong sử dụng lá cây để che chắn cho tổ. Theo nhóm nghiên cứu, những mảnh nhựa được loài ong cắt hết sức cẩn thận. Nó tương đồng về kích thước và hình dạng của móng tay.

Các mảnh nhựa sau đó được ong sắp xếp theo kiểu chồng chéo trong tổ của chúng. Dựa trên vật liệu thu thập được, nhóm nghiên cứu cho rằng, những mảnh nhựa này xuất phát từ những chiếc túi nhựa (túi nilong) hoặc màng bọc bằng nhựa. Có khả năng những con ong đã tưởng nhầm loại vật liệu này là lá.

Trong số ba tổ sử dụng nhựa làm vật liệu che chắn, một tổ chưa hoàn thành và không có ấu trùng trong đó. Trong hai tổ còn lại, một con ấu trùng đã chết và con còn lại không được tìm thấy. Rất có thể con này đã may mắn sống sót và tiếp tục lột xác trở thành ong.

Việc ong sử dụng nhựa để làm vật liệu xây dựng tổ có tác động ra sao?

Trước đây đã từng có nhiều tài liệu ghi nhận tình trạng ong làm tổ bằng mảnh nhựa. Giới nghiên cứ cũng từng phát hiện nhiều trường hợp ong sử dụng nhựa làm vật liệu xây dựng tổ.

Vào năm 2013, một bài báo xuất bản trên Ecosphere đã hé lộ về cách những con ong sử dụng màng nhựa và nước bọt của chúng để làm tổ trong các khu vực khắp Toronto, Canada. Tương tự như những con ong ở Argentina, loài ong hoang dã quán sát tại Canada cũng đã bắt đầu cắt những mảnh nhựa giống chiếc lá để lót tổ.

Hệ lụy gì đằng sau hiện tượng nhiều loài ong hoang dã bắt đầu sử dụng nhựa làm vật liệu xây tổ - Ảnh 2.

Đáng chú ý trong nghiên cứu về loài ong ở Canada cho thấy, ong không chỉ dùng mảnh nhựa từ túi nhựa mà còn sử dụng nhựa từ mủ cao su hay bã kẹo cao su.

Kết luận từ hai nghiên cứu đều nhấn mạnh, sẽ cần thêm thời gian để tìm hiểu các tác động tiềm ẩn từ việc ong sử dụng vật liệu nhựa để làm tổ.

Tuy nhiên qua hai nghiên cứu trên, loài ong quả thực có khả năng thích nghi cao với sự thay đổi của môi trường sống dù rằng, ở cả hai nơi đều có sẵn nguồn lá cho ong làm tổ.

Loài ong luôn phải đối mặt với nhiều mối nguy hiểm, gồm có thuốc trừ sâu, môi trường sống bị phá hủy, virus hoặc ký sinh trùng. Do đó các nhà nghiên cứu suy đoán rằng, nhựa có thể giúp chống lại các vấn đề phổ biến trong tổ như nấm mốc và ký sinh trùng.

Tất nhiên đây không phải lần đầu tiên các loài động vật sử dụng rác thải để bảo vệ môi trường sống của chúng. Loài chim sẻ và chim họ sẻ hay xếp tổ bằng tàn thuốc để xua đuổi những con ve ký sinh. Hay như những con diều đen trên dãy núi Alps, ý thường thu thập các dải nhựa bóng sáng và ttrang trí cho tổ để thu hút bạn tình.

Sẽ cần có nhiều nghiên cứu hơn để biết liệu nhựa có tác hại gì đối với loài ong hay không nhưng chắc chắn ngoài một số lợi ích kể trên, nhựa chưa bao giờ là một vật liệu thân thiện với con người và các loài động vật nói chung.

Hệ lụy gì đằng sau hiện tượng nhiều loài ong hoang dã bắt đầu sử dụng nhựa làm vật liệu xây tổ - Ảnh 4.

Hollis Woodard, một nhà côn trùng học nghiên cứu về ong tại Đại học California Riversides Woodard Lab không hề ngạc nhiên với việc ong kéo nhựa về làm tổ và cho rằng, nó có phần lớn nguyên nhân từ ý thức của con người.

Woodard chia sẻ: "Tôi nghĩ nó là một câu chuyện buồn thì đúng hơn. Nó là một ví dụ cho thấy vấn nạn sử dụng và vứt tràn lan các vật liệu nhựa ra ngoài môi trường".

Nhựa thường là mối đe dọa đối với động vật hoang dã vì các mảnh vi nhựa vô cùng nhỏ có thể phát tán dưới môi trường nước và đi vào cơ thể của nhiều loài thủy sinh. Sau đó nhựa tiếp tục luân chuyển sang các loài động vật khác ở trên cạn sau khi chúng ăn phải những loài vật dưới nước. Mặc dù vậy cho tới nay chưa có nghiên cứu nào phát hiện thấy loài ong có thể ăn nhựa.

Nghiên cứu trên đã được công bố trên tạp chí Apidologie mới đây.

Tham khảo National Geographic

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại