Hé lộ về công ty ít người biết nhưng không hề kém cạnh Nvidia: Vốn hoá tăng hơn 200% trong 2 năm, hàng loạt ông lớn công nghệ phải phụ thuộc, âm thầm 'càn quét' ngành hot nhất nhì thế giới

An Chi |

Hiện tại, Broadcom là công ty có giá trị lớn thứ 12 thế giới và là nhà sản sản xuất chip lớn thứ 3, chỉ sau Nvidia và TSMC.

 - Ảnh 1.

Economist nhận định, ít có công ty nào ghi nhận vốn hoá tăng mạnh mà không được nhắc đến nhiều như Broadcom trong những năm gần đây. Kể từ năm 2022, vốn hoá của hãng sản xuất chip này tăng từ khoảng 230 tỷ USD lên hơn 700 tỷ USD vào đầu tháng 9.

Hiện tại, Broadcom là công ty có giá trị lớn thứ 12 thế giới và là nhà sản sản xuất chip lớn thứ 3, chỉ sau Nvidia và TSMC.

Giống Nvidia và TSMC, Broadcom được hưởng lợi lớn từ “cơn sốt” AI. Những gã khổng lồ công nghệ như Google, Amazon và Microsoft phụ thuộc rất nhiều vào bộ xử lý của Nvidia để vận hành các mô hình AI. Song, việc phát triển chip riêng của họ lại “nhờ” vào Broadcom.

Broadcom đã phát triển một phiên bản chip AI mới phát hành của Google. OpenAI, nhà phát triển của ChatGPT, được cho là đang tìm hiểu về việc thiết kế một chip đặt riêng với sự hỗ trợ của Broadcom.

Ngoài ra, công ty chip của Mỹ này cũng được hưởng lợi từ vị thế là một trong những nhà cung cấp chip mạng hàng đầu cho các trung tâm dữ liệu, sở hữu VMware - công ty sản xuất phần mềm đám mây. Nhu cầu đối với cả 2 sản phẩm đều đang tăng vọt trong bối cảnh hiện tại.

Theo đó, doanh thu và lợi nhuận của hãng chip này tăng vọt. Tuần trước, Broadcom công bố báo cáo tài chính, doanh thu của công ty tăng 47% và lợi nhuận hoạt động tăng 44% so với cùng kỳ năm trước trong quý kết thúc vào tháng 8. Công ty dự báo doanh số tăng 51% trong quý tới.

Song, dù kết quả kinh doanh cực kỳ khả quan nhưng vẫn chưa đủ đến trấn an nhà đầu tư về việc đợt bùng nổ AI khó kéo dài. Cổ phiếu Broadcom giảm 10% ngay sau ngày công bố báo cáo tài chính.

Một điều nhà đầu tư đã bỏ qua đó là Broadcom trỗi dậy còn trước cả khi ChatGPT ra đời. Trong thập kỷ trước khi chatbot trở thành xu hướng, giá trị của Broadcom đã tăng gấp 20 lần.

Không chỉ nhờ cơn sốt công nghệ, mà các thương vụ thâu tóm đã thúc đẩy đà tăng trưởng mạnh mẽ của công ty này. Kể từ khi thành lập vào năm 2005, công ty đã chi hơn 140 tỷ USD cho các thương vụ mua lại. Broadcom không chỉ là 1 công ty công nghệ mà còn là 1 công ty chuyên đi thâu tóm.

Broadcom bắt đầu hoạt động từ năm 2005, với tên gọi là Avago, một công ty tách ra từ Agilent Technologies - hãng sản xuất linh kiện điện tử. Năm 2015, Avago mua lại một công ty bán dẫn nhỏ hơn là Broadcom với 37 tỷ USD và đổi tên.

 - Ảnh 3.

Vốn hoá của Broadcom qua các năm cùng những thương vụ thâu tóm lớn.

Không lâu sau, không còn các nhà sản xuất chip lớn nào mà Broadcom có thể mua lại mà không vi phạm luật chống độc quyền. Nỗ lực thâu tóm Qualcomm, một hãng sản xuất chip cho smartphone, với 130 tỷ USD đã bị cựu Tổng thống Trump phản đối vào năm 2018, vì lý do lo ngại an ninh quốc gia.

Do đó, Broadcom chuyển sang lĩnh vực phần mềm. Sau khi thâu tóm một nhà sản xuất phầm mềm cho máy tính lớn và công ty thuộc lĩnh vực an ninh mạng, Broadcom đã thực hiện thương vụ thâu tóm lớn chưa từng có vào năm ngoái, chi 69 tỷ USD để mua lại VMware.

Hiện tại, Broadcom sở hữu một loạt các công ty “không liên quan đến nhau lắm”, vì phương châm là “kết nối mọi thứ”. Tuy nhiên, Broadcom áp dụng 1 lối tư duy khi thực hiện các thương vụ. Khi lựa chọn mục tiêu, họ tìm kiếm các công ty có sản phẩm tốt, thị phần lớn nhưng hoạt động kém hiệu quả.

Sau khi thâu tóm, Broadcom áp dụng chiến lược cắt giảm chi phí bằng cách sa thải nhóm quản lý và chỉ tập trung vào một số sản phẩm. Tháng 11/2023, ngay sau khi mua lại VMware, Broadcom đã sa thải 2.800 nhân sự và tăng giá sản phẩm.

Tuy nhiên, không phải Broadcom chỉ tập trung hoàn toàn vào lợi nhuận ngắn hạn. Các bộ phận sale và marketing có thể bị cắt giảm sau khi thâu tóm, nhưng khoản đầu tư vào R&D lại tăng lên, theo Dan Nishball đến từ công ty tư vấn SemiAnalysis. Ngoài ra, kỹ sư chiếm gần 3/4 nhân sự của Broadcom.

 - Ảnh 5.

Hock Tan, CEO của Broadcom.

Broadcom vẫn có thể gặp nhiều khó khăn phía trước. Dù công ty ít phụ thuộc vào AI hơn Nvidia, nhưng việc không thúc đẩy nhanh chi tiêu cho công nghệ này sẽ là rào cản lớn. Các khách hàng của họ bao gồm Apple và Google, cũng đang đẩy mạnh việc phát triển chip riêng. Điều này có thể làm giảm lợi nhuận của mảng silicon đặt hàng riêng của Broadcom.

Theo Mark Lipacis đến từ ngân hàng đầu tư Evercore, thiết kế chip AI là một mảng rất khó, khách hàng của Broadcom sẽ mất thời gian để phát triển những bước cần thiết. Dẫu vậy, những đối thủ khác cũng có thể sẽ xuất hiện. Economist cho biết có tin đồn rằng Nvidia có khả năng sớm bắt đầu đẩy mạnh mạng chip đặt hàng riêng.

Chưa dừng ở đó, mối lo ngại lớn hơn là vấn đề kế nhiệm của CEO Hock Tan, người đã ngoài 70 tuổi và điều hành công ty từ năm 2006. Năm ngoái, ông là CEO được trả lương cao nhất trong số các công ty có tỏng S&P 500. Hiện tại, Tan cho biết ông có kế hoạch lãnh đạo trong ít nhất 4 năm tới.

Tham khảo Economist

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại