Hãy nói “KHÔNG” với “cho mượn” những thứ này trên mạng

Thi Nga |

Việc “cho mượn” trên mạng hiện nay gây ra hậu quả được ví như miếng pho-mát miễn phí chỉ có ở bẫy chuột. Đôi khi miếng ngon là cạm bẫy, không tỉnh táo sẽ trở thành con chuột khờ khạo tự chui vào chỗ chết.

Từ một vài lời đường mật xin "mượn" vài comment, share post...

Những lời chào mời "Cho mượn nút share rinh về tiền tỷ", "Nhân dịp kỷ niệm tặng Iphone nguyên hộp",... không còn là điều gì mới lạ với cư dân mạng. Mỗi năm, hàng loạt các fanpage trá hình các thương hiệu nổi tiếng lại gây sự chú ý với những hoạt động giúp khách hàng "không cần làm, vẫn có ăn" chỉ với vài bước đơn giản.

Hãy nói “KHÔNG” với “cho mượn” những thứ này trên mạng - Ảnh 1.

Tuy nhiên, chỉ cần để ý một chút ta có thể phát hiện đằng sau những chương trình hấp dẫn này là các fanpage mạo danh, không có dấu tích xanh xác thực tài khoản và thời gian hoạt động rất ngắn. Được lập ra để lôi kéo lượng like, share, các trang này sau khi đạt đủ "chỉ tiêu" đề ra sẽ được đổi tên để bán lại kiếm lời hoặc sử dụng vào mục đích khác. Như vậy, chỉ cần trúng vào tâm lý thích ăn sẵn, các tay lừa đảo đã dễ dàng "mượn" được một rổ chứa hàng ngàn tương tác.

… đến việc "cho mượn" một cú click để hack tài khoản cá nhân

Không dừng lại ở việc sử dụng các Fanpage giả mạo để chuộc lợi cá nhân, nhiều tay lừa đảo hoàn toàn có thể lấy ăn cắp dữ liệu người dùng chỉ với một đường link đơn giản. Hình thức phổ biến nhất là các tin tặc sẽ lừa nạn nhân bấm vào trang web độc hại để thâm nhập vào tài khoản cá nhân hay máy chủ của người dùng.

"Một ngày tôi nhận được liên kết của người bạn để vote cho con họ tham gia cuộc thi. Chẳng chút nghi ngờ, tôi liền click vào điền cả password và rồi Facebook của tôi đột nhiên biến mất" (chị Trang – trích từ phóng sự Lừa đảo qua mạng của VTV24). Có thể thấy, những nạn nhân một khi chủ quan cho mượn một cú click chuột, nhẹ thì "bay màu" tài khoản mạng xã hội, còn nặng thì có nguy cơ mất trắng tài khoản ngân hàng hay các dữ liệu cá nhân quan trọng.

Thậm chí là mạo danh người quen để nhắn tin, từ đó dễ dàng ăn cắp một khoản tiền lớn

Hãy nói “KHÔNG” với “cho mượn” những thứ này trên mạng - Ảnh 2.

"Mày ơi có đó không? Cho tao vay ít tiền được không?

"Có rảnh không? Tao đang kẹt cần vay ít tiền đó! Gửi vào số tài khoản này cho tao nhé!"

Đây là những màn hỏi thăm khiến nhiều người "sởn gai ốc". Ấy thế mà không ít người vẫn tỏ ra vô cùng hào phóng và chẳng hề nghi ngại khi một người bạn lâu năm tới gõ cửa vay một khoản tiền lớn. Và chỉ khi ấn chuyển khoản, họ mới nhận ra rằng đã quay vào ô mất tiền.

Anh N tại Hà Đông, Hà Nội cho biết anh thực sự cảm thấy vô cùng hoang mang vì sự lừa đảo ngày càng tinh vi ở trên mạng. Anh rất hy vọng về một trường an toàn, lành mạnh, thân thiện hơn cho tất cả người Việt Nam sử dụng.

Đừng nhẹ dạ cả tin mà trở thành nạn nhân tiếp theo

Đối mặt với những mánh khóe lừa đảo đang ngày một tinh vi, mỗi cá nhân sử dụng Internet cần sắm cho bản thân mình một "bộ giáp" giúp bản thân có khả năng miễn nhiễm trước những pha "vay mượn" xảo trá trên mạng. Nằm lòng những phương pháp sau:

- Thường xuyên cập nhật tính năng bảo mật đa lớp đối với các tài khoản cá nhân

- Không bao giờ nhập mật khẩu, cung cấp OTP ngân hàng ở các website nghi ngờ tính xác thực, có tên miền nhái.

- Sử dụng công cụ kiểm tra chứng chỉ bảo mật của các website. Hiện nay, một trong những biện pháp bảo mật tốt nhất được trang web thực hiện để chống lại kẻ xấu là cài đặt chứng chỉ SSL. Để kiểm tra, bạn có thể nhìn vào phần link của trang web, nếu phần tiền tố của trang web có hiển thị "HTTPS" thay vì "HTTP" thì nghĩa là trang web có đăng kí chứng chỉ SSL.

Và đừng ngần ngại lên tiếng nếu bạn đã từng là nạn nhân

Hãy nói “KHÔNG” với “cho mượn” những thứ này trên mạng - Ảnh 3.

Mỗi trải nghiệm xấu đề có thể trở thành một bài học sâu sắc cho cả cộng đồng nếu bạn chia sẻ nó với những người xung quanh. Nếu đã từng là một nạn nhân của những chiêu trò lừa đảo trên mạng, thay vì chọn cách im lặng, tại sao chúng ta không lên tiếng để cùng mọi người tìm giải pháp dập tắt những vấn nạn này? 

Chiến dịch Chuyện lên mạng mới ra mắt những ngày gần đây đang là một trong những điểm đến lý tưởng, nơi mọi người dùng Internet có thể lên tiếng tố cáo những câu chuyện lừa đảo trong thực tế mà bản thân từng chứng kiến hay trải nghiệm. Nằm trong chiến dịch xã hội của Cốc Cốc - trình duyệt nội địa phổ biến nhất Việt Nam, trang web hứa hẹn trở này cuốn cẩm nang, giúp cộng đồng mạng nâng cao nhận thức về những vấn nạn trên mạng và cùng đưa ra giải pháp để phát triển môi trường trực tuyến an toàn hơn. 

Đặc biệt, với câu chuyện "tai nạn" khi sử dụng internet được chia sẻ, Cốc Cốc sẽ đóng góp đóng góp 100.000 VNĐ vào Blue Dragon’s Children Foundation (Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh) với mục đích nâng cao nhận thức cho trẻ em vùng cao về phòng tránh lừa đảo qua mạng. Cùng với đó, người tham gia may mắn cũng có cơ hội rinh về cho mình những phần quà đặc biệt trong Hộp Bảo Bối.

Còn chần chừ gì nữa mà không xắn tay "góp gạch" xây dựng một thế giới mạng an toàn!

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại