Hậu quả đau đớn thế nào khi bong bóng bitcoin cuối cùng sẽ vỡ?

Trung Mến |

Những người vẫn còn nắm bitcoin khi bong bóng vỡ sẽ xót xa khi nhìn thấy việc những tờ in giấy chứng nhận quyền sở hữu bitcoin của họ đủ để làm tranh treo tường.

Bitcoin không thể là loại tiền thay thế cho tiền tệ thông thường và chắc chắn khả năng đó không thể xảy ra. Nó không thể được sử dụng như một công cụ thanh toán trung gian hay giữ giá trị.

Cũng giống như bong bóng hoa tulip thế kỷ 17 và nhiều bong bóng tài sản khác trước đây, bong bóng bitcoin sớm muộn rồi cũng sẽ vỡ, và hành trình mạo hiểm của nhiều triệu người chơi rồi cũng sẽ kết thúc, theo khẳng định của bài báo được Nikkei đăng tải.

Nhiều người đứng đầu Ngân hàng Trung ương các nước châu Á và nhiều nhà quản lý thị trường khác đã rất khôn ngoan khi quyết định hạn chế hoặc cấm bitcoin. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc và Hàn Quốc đã đi đầu trong xu thế này, và rồi họ sẽ thấy họ đúng khi khủng hoảng xảy ra.

Giới chức quản lý ngành ngân hàng tại Mỹ, Nhật và nhiều bên khác chọn cách để cho nhà đầu tư tự quyết định ngay cả khi làn sóng đầu cơ dâng cao rồi cũng sẽ phải chứng kiến sự xì hơi thảm hại của bong bóng hiện tại.

Một công cụ trung gian thanh toán cần phải được thừa nhận rộng rãi, dễ sủ dụng và có sức mua ổn định. Sự thừa nhận mà nhiều người dành cho bitcoin đã trở nên thái quá. Công nghệ blockchain và chi phí giải quyết rắc rối giữa các bên đào bitcoin đã khiến chi phí xử lý loại tiền này lên quá cao, giá trị của tiền bitcoin biến đổi thất thường.

Với sức mua không ổn định, bitcoin đồng thời cũng không thể trở thành một đơn vị tính toán. Chắc chắn sẽ không có một ai trên thế giới này muốn hợp đồng vay mua nhà của họ lại được tính toán bằng một loại tiền tệ không có sức mua ổn định.

Sau khi khởi đầu năm 2017 ở mức giá 1.019USD/bitcoin, giá bitcoin sau đó lên mức 19.966USD rồi sau đó giảm xuống mức khoảng 17.000USD.

Dù cho đến nay phần lớn những nhà đầu tư vào bitcoin đều kiếm được tiền khá tốt, thế nhưng ngay cả như vậy nó cũng không thể trở thành công cụ giữ giá trị, bitcoin không thể được so sánh với một số loại tài sản kiểu như tem cổ hay tranh cổ nếu chúng có được đưa vào đầu cơ theo kiểu như bitcoin.

Để có thể trở thành công cụ giữ giá trị, một loại tài sản cần phải có giá trị ổn định qua thời gian, chi phí lưu trữ thấp và thị trường thanh khoản, bitcoin không hề có bất kỳ đặc tính nào.

Vậy tại sao giá bitcoin cứ tiếp tục tăng không ngừng? Phần lớn những công ty mới thành lập tại thung lung Silicon cho đến nay vẫn được đánh giá bởi những nhà đầu tư lão luyện trên thị trường tài chính.

Còn bitcoin cho đến hiện tại được ưa chuộng bởi một nhóm nhà đầu tư khác: những người thích đánh bạc, những người tin vào sự hão huyền trong đầu tư và ngoài ra là một số những tín đồ thực sự.

Lựa chọn loại tài sản được vận hành bởi công nghệ blockchain, nhà đầu tư đang tham gia vào một cuộc mạo hiểm về công nghệ. Sự phấn khích của đám đông đối với bitcoin hiện tại cũng giống như tâm lý sung sướng cực độ khi bạn trở thành người đầu tiên trong hàng dài những người xếp hàng mua điện thoại iPhone phiên bản mới nhất.

Liệu cuối cùng bitcoin có được phát triển để trở thành một dạng thức nào đó hiệu quả hơn không? Một số công ty công nghệ đnag phát triển loại tiền điện tử riêng của họ. Giờ đây hơn 1 nghìn loại tiền điện tử đang được lưu hành. Tuy nhiên việc sở hữu nó sẽ chẳng có ý nghĩa gì khi mà cuối cùng rồi bong bóng bitcoin cũng sẽ vỡ.

Những ai tin rằng họ có thể giữ bí mật cho những giao dịch bitcoin của mình cũng có thể coi là lầm tưởng, đơn giản bởi bất kỳ ai sử dụng bitcoin cũng sẽ phải tương tác với hệ thống thanh toán truyền thống. Người đầu tư bitcoin mua loại tiền này và cuối cùng cũng sẽ bán nó đi để mua loại tài sản khác trong cuộc sống thực.

Vậy những cơn phấn khích của giới đầu tư hiện nay có cần đến một phản ứng chính sách mạnh mẽ hơn? Chính phủ của phần lớn các nước coi bitcoin như một loại tài sản đầu tư hợp pháp cho công dân của họ trong nội địa đất nước, cùng lúc đó họ đảm bảo rằng các tổ chức tài chính thuộc điều tiết của họ không có dính líu đến bitcoin.

Cho đến nay, chỉ vài nước trên thế giới thẳng thừng cấm bitcoin, ví dụ như Bangladesh.

Tuy nhiên ngày một nhiều Ngân hàng Trung ương đã phát đi thông điệp lo ngại về những rủi ro mà nhà đầu tư phải gánh chịu cũng như lo ngại về rủi ro trốn thuế, rửa tiền cũng như nhiều mục đích bất hợp pháp khác có thể được thực hiện thông qua các giao dịch bitcoin.

Chính phủ Trung Quốc và chính quyền Hồng Kông đều đã đồng loạt thắt chặt các biện pháp quản lý sàn bitcoin.

Giới chức quản lý tiền tệ Hàn Quốc cũng đã bắt đầu hạn chế việc sử dụng bitcoin và nhiều khả năng sẽ có động thái mạnh hơn trong thời gian tới. Còn tại Singapore, chính phủ Singapore cũng đưa ra biện pháp để đảm bảo rằng người giao dịch bitcoin không thể ẩn danh.

Một quan chức Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã tuyên bố “sẽ rất đáng sợ” nếu nghĩ đến điều gì có thể xảy ra nếu Trung Quốc không đưa ra biện pháp siết chặt quản lý bitcoin.

Trong tuần này, chính phủ Singapore cảnh báo công dân Singapore về hoạt động đầu tư vào tiền điện tử, khuyến cáo họ cần phải cực kỳ thận trọng. Ngân hàng Trung ương Thái Lan và Ấn Độ trong khi đó thẳng thắn tuyên bố rằng bitcoin không phải tiền và bản thân nó có rất nhiều rủi ro.

Phía chính phủ Mỹ và Nhật có thái độ cởi mở hơn, có thể bởi họ hy vọng bitcoint trở thành kênh huy động vốn mạo hiểm và khuyến khích cho việc sử dụng công nghệ blockchain Giới chức Nhật trong khi đó không đưa ra nhiều tuyên bố liên quan đến bitcoin.

Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai Mỹ trong khi đó cho phép giao dịch bitcoin tương lai trên hai sàn giao dịch chính dù cho đến nay mức độ giao dịch còn rất hạn chế.

Khi bong bóng bitcoin vỡ, hậu quả sẽ đau đớn đến như thế nào? Những ai mua vào loại tài sản này ở thời điểm giá thấp đơn giản sẽ nghĩ “dễ đến, dễ đi”. Những ai kiếm được nhiều tiền từ bitcoin đơn giản không có gì để phàn nàn.

Những người khác vẫn còn nắm bitcoin khi bong bóng vỡ sẽ phải đau đớn khi nhìn thấy việc những tờ in giấy chứng nhận quyền sở hữu bitcoin của họ đủ để làm tranh treo tường.

Bức tranh treo tường đó sẽ minh chứng cho đóng góp của họ cho sự phát triển của công nghệ blockchain và nhắc người ta nhớ đến sự điên rồ của đám đông.

Tác giả bài viết là Stenphen Granville, chuyên viên nghiên cứu tại viện Lowy ở Sydney, Australia, trước đây ông từng giữ chức vụ phó thống đốc Ngân hàng Trung ương Australia.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại