Nhà đầu tư Mark Mobius suy nghĩ sau cuộc khủng hoảng COVID-19 các công ty trên khắp thế giới sẽ thay đổi chuỗi cung ứng của mình để tìm cách ít bị phụ thuộc vào Trung Quốc. Các chuỗi cung ứng này có thể sẽ được chuyển đến những thị trường như Việt Nam, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ, thậm chí cả Brazil.
Theo nhà đầu tư Mark Mobius, sau cuộc khủng hoảng COVID-19 các công ty trên khắp thế giới sẽ thay đổi chuỗi cung ứng của mình để tìm cách giảm bớt phụ thuộc vào Trung Quốc.
Mobius, người sáng lập Mobius Capital Partners, chia sẻ với CNBC cho biết đại dịch COVID-19 lần này thúc đẩy các doanh nghiệp suy nghĩ lại về cách hoạt động, đồng thời tìm kiếm cách giảm thiểu cú sốc cung nếu có bất kỳ sự kiện tương tự xảy ra trong tương lai.
Ông Mobius nhận định: “Nhiều doanh nghiệp, người mua hàng bị phụ thuộc vào chuỗi cung ứng ở Trung Quốc. Hiện nay, họ đang suy nghĩ và thực hiện việc dạng hóa chuỗi cung ứng của mình càng nhiều càng tốt, nhanh chóng tìm kiếm chuỗi cung ứng gần với doanh nghiệp của mình hơn.”
Mobius cũng lưu ý rằng những doanh nghiệp ở Hoa Kỳ, dĩ nhiên sẽ có một ưu tiên nhất định cho các công ty có trụ sở tại xứ sở cờ hoa, hoặc tại các thị trường nước ngoài tiếp giáp như Mexico hoặc Canada.
Mobius cũng nghĩ rằng các chuỗi cung ứng này có thể sẽ được chuyển đến những thị trường như Việt Nam, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ, thậm chí cả Brazil.
Tuy nhiên, Mobius cũng nghĩ rằng các chuỗi cung ứng này có thể sẽ được chuyển đến những thị trường như Việt Nam, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ, thậm chí cả Brazil. Các doanh nghiệp sẽ tìm đến nhiều thị trường khác nhau để có thể đa dạng hóa nguồn cung của mình.
Nhà phân tích độc lập Fraser Howie chia sẻ với CNBC cũng nhận định chính phủ các nước sẽ tìm cách giảm sự phụ thuộc về phía Trung Quốc, nhưng vẫn không thể hoàn toàn loại bỏ Trung Quốc.
Richard Martin, thuộc công ty IMA châu Á cho biết các nhà sản xuất trong một số ngành công nghiệp đã bắt đầu chuyển hoạt động ra khỏi Trung Quốc trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Nhưng chính đại dịch lần này khiến họ một lần nữa cân nhắc lại về việc tái cấu trúc chuỗi cung ứng, di dời hoạt động ra bên ngoài.
Nhiều lĩnh vực như dược phẩm, nông nghiệp và năng lượng chịu áp lực nặng nề trong bối cảnh khủng hoảng sức khỏe toàn cầu, đặc biệt các lĩnh vực này trước giờ phụ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc, những hạn chế về hậu cần quốc tế khi đại dịch xảy ra đè gánh nặng lên toàn bộ chuỗi cung ứng.
Richard Martin, thuộc công ty IMA châu Á cho biết các nhà sản xuất trong một số ngành công nghiệp đã bắt đầu chuyển hoạt động ra khỏi Trung Quốc trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
Thêm vào đó, giá dầu của Mỹ mới đây đã giảm mạnh bởi cuộc khủng hoảng dẫn đến nguồn cung vượt xa cầu, khiến các hợp đồng tương lai dầu của West Texas Middle (WTI) giao tháng 5 lần đầu tiên rơi xuống mức âm.
Việc giá dầu giảm sẽ là sự thúc đẩy lớn đối với một số quốc gia thị trường mới nổi như Ấn Độ, hay Trung Quốc,... bởi đây là những quốc gia đang nhập khẩu dầu. Vì vậy, mặc dù giá dầu âm ảnh hưởng đến các công ty dầu mỏ, nó có lợi cho một số quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc.