ĐỔ BỘ XUỐNG HÀNH TINH ĐỎ
Một bức ảnh chụp Sao Hoả vào tháng 4/2021. Ảnh: NASA
Từ "thần giao cách cảm" với người Sao Hoả...
Sau đó, một giáo sư trường Đại học John Hopkins tên là Robert Wood đã gợi ý tiến hành bao phủ vùng đồng bằng đất kiềm màu trắng của bang Nevada (Mỹ) bằng những đốm đen khổng lồ làm từ hàng kilomet vuông vải đen.
“Việc ‘nháy’ các tín hiệu bằng những đốm đen như một chiếc gương kích thước tương đương, có thể dễ dàng hơn”, ông Wood giải thích. Nhưng giống như kế hoạch của Giáo sư Pickering, giải pháp của ông Wood cũng sớm thất bại do thiếu kinh phí.
Một giáo sư khác là David Todd ở Đại học Amherst, nghĩ rằng bằng cách đưa khinh khí cầu lên cao 15.000 mét, ông có thể nhận được bất kỳ thông điệp nào từ Sao Hỏa. “Nếu sự sống thực sự tồn tại trên Sao Hỏa, họ đã cố gắng trong nhiều năm để trò chuyện với chúng ta, và có lẽ tự hỏi lối cư xử của chúng ta ngu ngốc chừng nào khi không đáp lời họ”, ông Todd phát biểu vào tháng 5/1909, vài tháng trước thời điểm đề xuất chuyến bay là vào tháng 9.
Tờ Tacoma Times đưa tin về kế hoạch khinh khí cầu bắt tín hiệu Sao Hoả của Giáo sư David Todd vào 14/6/1909. Ảnh: Thư viện Quốc hội Mỹ
Nhưng chuyến bay thử nghiệm với khinh khí cầu của Giáo sư Todd chỉ đạt độ cao 1.500 mét. Ngay sau đó, sự hỗ trợ mà David Todd nhận được từ Bộ Chiến tranh Mỹ đã đột ngột chấm dứt, khiến nhà khoa học không còn phương tiện để tiếp tục thực hiện kế hoạch của mình.
Việc sử dụng sóng âm thanh, gương, khinh khí cầu và thậm chí cả những đốm đen khổng lồ để “bắt liên lạc” với bất kỳ sự sống nào có thể có trên Sao Hoả ít nhất cũng có sự hỗ trợ của khoa học. Nhưng vào ngày 27/10/1926, một luật sư ở London (Anh) tên là Hugh Mansfield Robinson tuyên bố “phi lý” rằng ông ta đã tìm cách gửi một bức điện tín thẳng tới Sao Hoả, nằm cách chúng ta 56 triệu km, nơi “người bạn gái Sao Hoả” đang chờ đợi ông!
Tiến sĩ Robinson tin tưởng rằng thông điệp của ông sẽ đến được người nhận. Sao Hoả khi đó ở vị trí gần Trái đất nhất trong quỹ đạo kéo dài 2 năm của nó. Thêm vào đó, Robinson nói rằng ông đã trò chuyện bằng “thần giao cách cảm” với một phụ nữ Sao Hoả cao 6 mét, tên là Oomaruru. Theo Tiến sĩ Robinson, Oomaruru và những người Sao Hỏa của cô sống giống như người Trái đất, lái xe ô tô và hút tẩu! Tuy nhiên, ông khẳng định, họ bay qua bầu trời trong các khí cầu điện và ăn trái cây từ những cây chạy điện.
Trong nhiều tháng trước khi truyền đi thông điệp, Robinson đã làm việc với Văn phòng Điện báo Trung tâm London để gửi một tin nhắn vật lý cho “bạn gái người sao Hỏa”. Thật kinh ngạc, Văn phòng Điện báo đã đồng ý gửi một bức điện từ Tháp Rugby, trạm không dây mạnh nhất thế giới vào thời điểm đó, với mức cước đường dài tiêu chuẩn: 18 xu Anh mỗi từ, tương đương khoảng 0,35 USD.
Mặc dù các nhân viên điện báo không nghe thấy phản hồi nào, Robinson khẳng định ông đã nghe được bằng ngoại cảm từ Oomaruru. Cô nói với ông rằng người sao Hỏa “đã ngồi hàng giờ để nhận tín hiệu”. “Họ cười nhạo các nhà khoa học của chúng ta vì bản thân họ đã hoàn toàn thoát khỏi những rắc rối trong khí quyển, nhưng chúng ta thì không", Robinson nói.
Một bức ảnh "tự sướng" được chụp bởi tàu thăm dò Perseverance của NASA vào tháng 4/2021. Ảnh: NASA
... đến đổ bộ xuống "Hành tinh Đỏ"
Ý tưởng của các nhà khoa học đi trước có vẻ xa vời, nhưng sự tò mò và không ngừng theo đuổi của họ đã truyền cảm hứng cho các thế hệ sau.
Đến năm 1976, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã đưa cuộc tìm kiếm sự sống trên Sao Hỏa lên tận bề mặt thực tế của hành tinh này thông qua hai tàu đổ bộ Viking. Một trong những thí nghiệm về phản ứng trao đổi chất mà tàu đổ bộ tiến hành còn tiết lộ những kết quả tích cực, cho thấy có thể có sự sống trên “Hành tinh Đỏ”. Tuy nhiên, những kết quả đó vẫn còn gây tranh cãi cho đến ngày nay.
Những cuộc thám hiểm tiếp theo của các tàu đổ bộ đã cung cấp bằng chứng cho thấy Sao Hỏa có thể đã từng rất thân thiện với sự sống. Ví dụ, tàu thám hiểm Curiosity hạ cánh vào năm 2012, đã khám phá một ngọn núi nằm ở giữa miệng núi lửa Gale trên Hành tinh Đỏ có tên là núi Sharp.
Ngọn núi cao trên 4.800 mét này được hình thành từ đá trầm tích nhiều lớp, với thành phần là các khoáng chất khác nhau và được tạo thành theo thời gian nhờ gió và nước, hai yếu tố đòi hỏi một bầu khí quyển để tồn tại.
trực thăng (Trực thăng Ingenuity, từ tàu thăm dò Perseverance, đã thực hiện nhiều chuyến bay trên Sao Hoả).
Các nhà khoa học tin rằng nếu từng có một bầu khí quyển quanh Sao Hoả, thì có lẽ vi sinh vật đã tồn tại hàng tỷ năm trước trong khi các lớp vật chất khi chúng đang được hình thành, và “Hành tinh Đỏ” có thể đã nuôi dưỡng sự sống trong khoảng 1 triệu năm.
Tàu thám hiểm Perseverance của NASA được phóng vào ngày 30/7/2020 và đã hạ cánh xuống Sao Hoả vào ngày 18/2/2021. Gần đây nhất, ngày 15/5/2021, tàu thăm dò Thiên Vấn-1 và robot thám hiểm sao Hỏa tự hành đầu tiên của Trung Quốc có tên Chúc Dung, đã hạ cánh thành công xuống bề mặt "Hành tinh Đỏ". Nhiệm vụ của Thiên Vấn-1 là đáp tàu đổ bộ mang theo robot tự hành xuống bề mặt Sao Hỏa để thu thập dữ liệu về nguồn nước ngầm, tìm kiếm dấu hiệu của sự sống cổ xưa trên hành tinh này.
Bất kỳ khám phá nào của các tàu đổ bộ từ Trái đất cũng có thể là những vi sinh vật, nhưng chúng sẽ không kém phần đáng chú ý so với những “kỹ sư đào kênh” mà chúng ta đã từng hy vọng tìm thấy trên Sao Hỏa từ thế kỷ 19.