Lần đầu tiên xuất hiện, chiếc TV lúc bấy giờ chỉ có thể hiển thị được hai màu đen trắng và có kích thước đồ sộ. Đến nay, trải qua hơn 100 năm hình thành và phát triển chiếc TV đã có nhiều dấu mốc lịch sử đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ của mình.
Cột mốc đầu tiên đó là chiếc TV đã có hiển thị được đầy đủ màu sắc thay vì chỉ đơn thuần là hai màu đen và trắng. Mặc dù đã có thể hiển thị được màu sắc tuy nhiên do vẫn sử dụng màn hình là loại đèn điện tử chân không giống TV đen trắng nên TV màu lúc này vẫn có kích thước khổng lồ cùng với đó là chiếc màn hình cong (lồi ra ngoài) đặc trưng.
Mãi đến tận thế kỉ 21 người ta mới có thể làm cho chiếc màn hình được phẳng như "sân bay". Chiếc TV màn hình phẳng lúc này trở thành một chuẩn mực mới với người dùng.
Tuy vậy chuẩn mực này có thời kỳ hoàng kim khá ngắn ngủi, chỉ vài năm sau đó, chiếc TV sử dụng màn hình LCD xuất hiện khiến cho những chiếc TV sử dụng loại màn hình đèn điện tử chân không dần trở nên yếu thế.
Bởi màn hình LCD giúp cho chiếc TV có kích thước mỏng vượt xa sự mong đợi của người dùng. Nếu TV sử dụng màn hình đèn điện tử chân không có độ dày đến vài gang tay thì TV màn hình LCD chỉ dày cỡ 3 đốt ngón tay của một người trưởng thành.
TV LCD có thể dễ dàng treo lên tường tiết kiệm được không gian đồng thời tính thẩm mỹ cũng cao hơn.
TV LCD chính là nền tảng cơ sở để các nhà sản xuất phát triển nên những chiếc TV cao cấp, đem lại cho người dùng những trải nghiệm tốt nhất.
Xã hội đang ngày càng trở nên phát triển và nhu cầu của người dùng về các loại TV cao cấp ngày một lên cao. Một chiếc TV cao cấp ngoài sở hữu những công nghệ hình ảnh âm thanh đỉnh cao thì còn phải đáp ứng được cả về nhu cầu thẩm mỹ.
Nói đến công nghệ hình ảnh thì người dùng hiện đang có rất ít sự lựa chọn, chỉ có vài nhà sản xuất lớn có thể tiếp cận công nghệ cao như Samsung với Quantumdot hay LG với OLED. Hệ quả của điều này là người dùng không có nhiều sự so sánh, lựa chọn.
Dù OLED gây ấn tượng khi tạo ra những chiếc TV siêu mỏng, một hạn chế ở công nghệ này chính là độ non trẻ và sản xuất khó khăn, khiến cho giá các sản phẩm TV OLED trở nên đắt đỏ hơn.
Đó là lý do ngay từ lần đầu giới thiệu tại triển lãm CES 2017, công nghệ QLED với Quantum dot thế hệ thứ 3 cải tiến được áp dụng trên dòng sản phẩm TV cao cấp của Samsung nhận được sự quan tâm rất lớn của người dùng. Đây được xem là công nghệ duy nhất đủ sức cạnh tranh và đánh bại công nghệ OLED hiện tại.
Những công nghệ mới thường cho chất lượng tốt hơn do đã khắc phục được nhược điểm của công nghệ cũ. Thật vậy! Công nghệ QLED sở hữu những ưu điểm vượt trội của OLED đồng thời khắc phục được nhược điểm lớn nhất của OLED là có độ sáng không cao.
QLED có khả năng hiển thị hình ảnh xuất sắc không phụ thuộc vào ánh sáng bên ngoài. Với khả năng tăng độ sáng tối ưu lên đến 1500nits -2000 nits đồng thời tái tạo lại màu sắc ở bất cứ góc độ nào cho dù ở những vùng sáng nhất trên màn hình.
Người sử dụng ngày càng có yêu cầu cao hơn về khả năng hiển thị của một chiếc TV cao cấp. Đây là một yêu cầu chính đáng bởi số tiền mà họ bỏ ra để sở hữu chiếc TV không nhỏ.
Đây là đồng tiền mồ hôi công sức của họ nên họ có quyền lựa chọn cho mình những sản phẩm chất lượng tốt. QLED xuất hiện đã tạo ra một chuẩn mực mới về chất lượng hiển thị hình ảnh.
Tính đến thời điểm hiện tại QLED là công nghệ màn hình đầu tiên và duy nhất có thể tái tạo 100% dải màu sắc thuộc dải màu DCI-P3, đem lại màu sắc hiển thị chân thực như cuộc sống đời thường.
Bên cạnh khả năng hiển thị hình ảnh vượt trội thì TV QLED cũng đem đến một vẻ bề ngoài tuyệt mỹ với màn hình mỏng dạng tràn viền. Chúng ta gần như không thấy sự có mặt của phần viền màn hình trên những chiếc TV này.
Kết hợp cùng với khả năng gắn lên tường không tạo khe hở và việc tối giản kết nối bằng cáp quang thì TV QLED trông giống như một tác phẩm nghệ thuật tinh tế cho không gian nội thất sang trọng của căn nhà.
Cũng cần phải nói đến độ bền khi sở hữu một chiếc TV cao cấp. Do bỏ ra một số tiền lớn nên người dùng rất quan tâm đến độ bền của sản phẩm khi sử dụng. Những chiếc TV OLED thường được đặt trên một bề mặt kính mỏng manh, đem đến một vẻ ngoài khá bắt bắt.
Đổi lại, nếu có sự bất cẩn nào trong quá trình sử dụng thì chiếc TV có thể một đi không trở lại khi tấm kính này bị vỡ. Lúc này người dùng có thể lựa chọn một sản phẩm có độ an toàn cao hơn với khung viền bảo vệ chắc chắn là QLED, dù không đạt được độ mỏng "sexy" như OLED, nhưng với việc gắn lên tường không tạo ra khe hở thì QLED cũng cho thấy một độ mỏng ấn tượng mà lại đảm bảo an toàn của mình.
Như một bức tranh tuyệt đẹp trên tường
Có thể thấy TV QLED có mặt ở thời điểm hiện tại đã góp phần tạo ra sự lựa chọn phong phú hơn cho người dùng ở sân chơi TV cao cấp. Sự đổ bộ của QLED đem đến hàng loạt những công nghệ tiên tiến với sứ mệnh tập trung tạo ra những trải nghiệm tốt nhất cho người sử dụng.
Đây là minh chứng cho nỗ lực dày công nghiên cứu phát triển công nghệ mới của Samsung. Trong thời gian tới người dùng chắc chắn sẽ còn đón nhận nhiều hơn nữa làn gió tươi mới mà QLED mang lại ở sân chơi này.