Hàng vạn dân Hà Nội dùng nước không đảm bảo trong 1 tuần qua: Lãnh đạo nào, cơ quan nào chịu trách nhiệm?

T.T |

Luật sư Trần Tuấn Anh cho rằng, Công ty CP kinh doanh nước sạch Sông Đà đã quá vô cảm.

Ai chịu trách nhiệm?

Tại buổi họp báo thông tin về sự việc nước sạch của Công ty CP kinh doanh nước sạch Sông Đà (VIWASUPCO) cung cấp cho nhiều khu vực của Hà Nội có mùi lạ, không đảm bảo chất lượng, diễn ra chiều 15/10, phóng viên báo Tuổi trẻ đã đặt câu hỏi: Cơ quan nào, lãnh đạo nào chịu trách nhiệm khi người dân dùng nước không đảm bảo chất lượng 6 ngày qua mà nay mới khuyến cáo?

Tuy nhiên, theo thuật lại của Tuổi trẻ thì "lãnh đạo các sở, ngành của thành phố không trả lời".

Ở góc độ pháp lý, luật sư Trương Thanh Đức (Công ty luật Basico) phân tích trên Tuổi trẻ, về nguyên tắc, mua bán nước sạch là mua bán hàng hóa phải tuân thủ Bộ luật Dân sự. Dù nước sạch nhà sản phẩm có yếu tố đặc biệt nhưng cơ bản vẫn vậy, vì kinh doanh nước sạch vẫn có lãi, giá theo thị trường.

Luật sư Đức cho hay: Công ty cổ phần đầu tư nước sạch Sông Đà sẽ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho người tiêu dùng, thiệt hại về sức khỏe, ảnh hưởng gián tiếp khác, rồi công ty cũng phải chi trả lượng nước bốc mùi đã chảy vào bể ngầm các khu chung cư, hộ gia đình, chắc chắn không dừng lại ở mấy trăm nghìn mét khối công ty đã bán thời gian qua. Việc bồi thường bao nhiêu cần có quá trình điều tra, kiểm tra, xác định sự cố, mức độ thiệt hại mới xác định mức bồi thường cho người dân.

Luật sư Trần Tuấn Anh (Giám đốc Công ty luật Minh Bạch) nói với Zing.vn, VIWASUPCO đã quá vô cảm và không làm tròn nghĩa vụ, trách nhiệm khi bán sản phẩm nước sạch hoàn toàn cho người dân.

Theo luật sư Tuấn Anh, người dân hoàn toàn có thể khởi kiện dân sự để buộc VIWASUPCO bồi thường toàn bộ thiệt hại do việc kinh doanh nước ô nhiễm, song "rất khó để xử lý về mặt hình sự hành vi vô trách nhiệm của công ty cấp nước bởi hợp đồng giữa 2 bên là hợp đồng kinh tế". Ông nói người dân có thể cầu cứu Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng.

Về mặt hình sự, vị luật sư nói, nhà chức trách có thể truy cứu những người đã đổ dầu thải vào đầu nguồn nước sông Đà về tội Gây ô nhiễm môi trường.

Hàng vạn dân Hà Nội dùng nước không đảm bảo trong 1 tuần qua: Lãnh đạo nào, cơ quan nào chịu trách nhiệm? - Ảnh 2.

Dầu thải bám vào hai bên bờ suối đầu nguồn dẫn nước vào nhà máy nước sạch sông Đà. Ảnh: báo Người lao động

Trên 2.000 cuộc gọi xin cấp nước sạch trong vài giờ

Ghi nhận của báo Dân trí sáng nay (16/10) cho hay, Công ty nước sạch Hà Nội nói chỉ trong thời gian từ 16h đến 21 ngày 15/10, đã có trên 2.000 cuộc gọi của người dân đề nghị xin hỗ trợ được cấp nước sạch.

Máy của Công ty nước sạch luôn trong tình trạng quá tải. Phía Công ty huy động 7 xe téc chở cấp nước miễn phí đến các cụm dân cư, song do nhu cầu người dân quá lớn nên dù xe chạy suốt đêm vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu nước sạch của người dân. Ngoài xe téc, Công ty còn vận hành cả guồn nước dự phòng.

Công ty nước sạch Hà Nội mở cửa 24/24 giờ các nhà máy sản xuất nước sạch (Hạ Đình, Pháp Vân, Mai Dịch, Quỳnh Mai) để người dân chủ động vào lấy nước sạch về sử dụng trong lúc nhà máy nước sạch sông Đà nhiễm chất Styren.

Theo tờ Người lao động, Công ty nước sạch Hà Nội còn tiến hành mở thông tuyến ống TD D800 Pháp Vân - đường vành đai 3 để cấp nguồn nước từ Công ty nước sạch Hà Nội sang khu vực bán đảo Linh Đàm, Định Công, Đại Kim, Thanh liệt và một phần khu vực Khương Trung, Khương Đình…

Hàng vạn dân Hà Nội dùng nước không đảm bảo trong 1 tuần qua: Lãnh đạo nào, cơ quan nào chịu trách nhiệm? - Ảnh 4.

Người dân Hà Nội xếp hàng lấy nước trong đêm 15/10. Ảnh: VTC News

Trước khi xây dựng nhà máy nước sạch Sông Đà, từng có ý kiến nói nên tách dòng suối ra khỏi hệ thống cấp nước?

Một chuyên gia cấp nước an toàn chia sẻ với PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử việc từng cảnh báo nên tách con suối (nơi bị đổ trộm dầu thải) ra khỏi hệ thống cấp nước của nhà máy Sông Đà.

Vị chuyên gia này nói: "Trước khi xây dựng nhà máy nước sạch sông Đà, rất nhiều chuyên gia đã có nhận định về việc nên tách dòng suối ra khỏi hệ thống cấp nước của nhà máy nước sạch Sông Đà. Nước trước khi bơm lên nhà máy đã có hồ sơ lắng, còn con suối này lại không được sơ lắng. Mưa xuống nước suối sẽ rất đục, nhưng nước đục xử lý còn dễ chứ giờ lẫn cả dầu thì rất lại khó".

(...)Nước được bơm vào hồ sơ lắng to chính là hồ Đầm Bài, từ đó mới dẫn vào kênh rồi đi vào nhà máy nước. Tuy nhiên, nước ở suối này lại không được chảy vào hồ Đầm Bài, mà chảy thẳng vào kênh dẫn, nên cứ mưa to là nước dễ bị đục".

Video: Hà Nội bắt đầu súc xả bể nước miễn phí cho người dân

(Tổng hợp)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại