Hàng trăm nghìn người bỗng thất nghiệp chỉ sau 1 đêm, điều gì đang xảy ra ở Trung Quốc?

Mỹ Linh |

Đối với hàng trăm nghìn người Trung Quốc sống tại Bắc Kinh, việc Bắc Kinh cấm việc dạy thêm sau giờ học vào mùa hè này đồng nghĩa với việc những công việc được trả lương cao của họ sẽ nhanh chóng biến mất.

Mặc dù rất khó để xác định quy mô chính xác của những việc làm sẽ bị mất đi, dữ liệu và các cuộc phỏng vấn của CNBC với những người trong ngành giáo dục cho thấy sự thay đổi chính sách đột ngột đang tạo thêm áp lực cho nỗ lực giải quyết nạn thất nghiệp của Bắc Kinh, đặc biệt là khi con số sinh viên tốt nghiệp năm nay đạt kỷ lục - 9,09 triệu sinh viên.

Các doanh nghiệp gia sư đã từng không bận tâm mấy đến một chính sách hà khắc ban hành vào cuối tháng 7 về việc cấm hoạt động dạy thêm vào cuối tuần và ngày lễ, đồng thời yêu cầu họ tái cơ cấu mô hình kinh doanh dưới dạng phi lợi nhuận. Chỉ thị này nhằm giảm bớt gánh nặng cho các gia đình, những người thường dành phần lớn thu nhập của mình cho những giờ học bổ túc cho con cái của họ, kể cả những đứa trẻ đang học tiểu học trở xuống.

Và rồi các công ty nhanh chóng mất nguồn doanh thu khổng lồ chỉ sau một đêm. Nhiều nhân viên đã mất cả sự nghiệp. Các tiết lộ công khai cho thấy rằng trước mùa hè này, bảy công ty dạy kèm sau giờ học, chủ yếu được niêm yết ở Mỹ, có tổng hơn 250.000 nhân viên toàn thời gian và hợp đồng. Trong vòng vài tuần, số lượng người tìm kiếm các công việc về ngành giáo dục và đào tạo đã tăng vọt - tăng 10,4% trong tháng 7 so với tháng trước và lớn hơn mức tăng 6,3% trên toàn thị trường, theo một báo cáo tuần trước từ tuyển dụng trang web Zhaopin.

Báo cáo cho biết một nửa, tương đương 51,7% số người nộp đơn xin việc vào tháng Bảy đã rời bỏ các vị trí công việc trước đây của họ. Đó là một tỷ lệ cao hơn nhiều so với con số 44,7% được tiết lộ bởi những người xin việc trên trang web. Số lượng việc làm trong ngành giáo dục giảm xuống, và thủ đô Bắc Kinh chứng kiến mức giảm mạnh nhất, giảm 49% so với tháng 3.

Phụ nữ và thanh niên là thành phần bị ảnh hưởng mạnh nhất. Ba phần tư trong số những người tìm việc làm trong lĩnh vực giáo dục này là nữ giới, trong khi nhóm từ 25 tuổi trở xuống chứng kiến ​​sự gia tăng lớn nhất, báo cáo cho biết.

Điều đó đặc biệt liên quan đến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên từ 16 đến 24 tuổi đã tăng lên 16,2% vào tháng 7, từ mức 15,4% vào tháng 6, cao hơn nhiều so với tỷ lệ toàn quốc là 5,1% ở các thành phố. Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc tuần trước cho biết họ không có thông tin chi tiết về tác động của chính sách cấm dạy thêm sau giờ học đối với việc làm, nhưng sẽ tăng cường hỗ trợ cho sinh viên tốt nghiệp đại học tìm việc làm và bắt đầu công việc kinh doanh của mình.

Hàng loạt doanh nghiệp giáo dục đóng cửa

Theo một nhà tuyển dụng có hơn một thập kỷ kinh nghiệm tìm kiếm nhân tài cho các công ty internet lớn nhất Trung Quốc cho biết. ByteDance, chủ sở hữu của TikTok - đích đến trong mơ của rất nhiều sinh viên mới tốt nghiệp,đã cắt giảm một lượng lớn những vị trí về giáo dục từ cấp mầm non cho đến lớp 12 trước những thay đổi trong chính sách mới của Chính Phủ.

Ông cho rằng không chỉ Bytedance mà nhiều công ty khác đã cắt giảm các phân khúc kinh doanh về giáo dục của họ liên quan đến giảng dạy lứa tuổi học sinh. Sự thay đổi là rất rõ ràng. "Tôi đã từng phải tìm kiếm nhân sư ở nước ngoài để đảm nhiệm vị trí cấp cao trong bộ phận kinh doanh quốc tế của Huohua Siwei chỉ vài tháng trước", ông vừa nói vừa giới thiệu bằng tiếng Quan thoại về một công ty đã đăng ký niêm yết tại Mỹ vào tháng 6 với tên Spark Education. "Bây giờ vị trí này không còn nữa".

Trong khi những người lao động có nền tảng công nghệ thông tin có thể dễ dàng tìm được một công việc mới, những người còn lại đang "mất phương hướng", ông cho biết thêm.

Ông nói, hầu hết các nhân viên ngành giáo dục bị ảnh hưởng đang kiếm được khoảng 5.000 nhân dân tệ đến 10.000 nhân dân tệ một tháng (USD 769 đến USD 1.538). Con số này cao hơn nhiều so với mức lương trung bình hàng tháng là 4.811 nhân dân tệ của người lao động tại các công ty tư nhân ở các thành phố, theo dữ liệu chính thức.

Tại một chi nhánh của Zhangmen Education được niêm yết tại Mỹ, khoảng 100 nhân viên đã bị thôi việc chỉ trong vài ngày, bao gồm cả thực tập sinh, và số tiền họ nhận được rất ít ỏi. Ở Thượng Hải cũng diễn ra tình trạng tương tự.

Hàng trăm nghìn công việc đang bị đe dọa

Các doanh nghiệp dạy kèm sau giờ học đã phát triển nhanh chóng trong vài năm qua, với một số mô hình được thúc đẩy bởi nhu cầu giáo dục trực tuyến sau đại dịch Covid - 19.

Những gã khổng lồ trong ngành này được niêm yết tại Mỹ phải kể đến TAL, New Oriental Education and Technology Group và Gaotu Techedu đã tuyển dụng mới hàng chục nghìn người trong năm ngoái. Nhưng sau khi áp dụng quy định mới, cổ phiếu của họ đã lao dốc gần 90%, thậm chí hơn.

Theo một báo cáo từ Đại học Sư phạm Bắc Kinh và TAL Education, ngành dịch vụ giáo dục từ mẫu giáo đến trung học nói chung chiếm khoảng 10 triệu việc làm ở Trung Quốc. Liu Xiangdong, phó giám đốc bộ phận nghiên cứu kinh tế tại Trung tâm Trao đổi Kinh tế Quốc tế Trung Quốc có trụ sở tại Bắc Kinh, ước tính khoảng một phần ba các vị trí này có thể bị ảnh hưởng bởi chính sách mới.

Giáo dục một lựa chọn phổ biến cho học sinh mới tốt nghiệp

Theo công ty tư vấn giáo dục MyCOS, trong thập kỷ vừa qua, giáo viên phổ thông thậm chí đã vượt qua lĩnh vực tài chính trở thành ngành được sinh viên tốt nghiệp đại học ưa chuộng nhất, với mức lương cao gấp đôi so với mức trung bình.

Một yếu tố chính đằng sau sự tăng vọt của mức lương là sự tăng trưởng của các doanh nghiệp dựa trên yếu tố công nghệ, bao gồm cả giáo dục. Từ năm 2013 đến năm 2019, các nhà đầu tư đã rót 14,5 tỷ nhân dân tệ vào các dự án tuyên bố kết hợp giáo dục với trí tuệ nhân tạo, theo báo cáo của Đại học Sư phạm Bắc Kinh và TAL Education.

Ash Tang cho biết, tăng vốn đã giúp thúc đẩy sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong ngành giáo dục, đồng thời việc đầu tư mạnh vào các công nghệ như trí tuệ nhân tạo đã tạo ra nhu cầu mạnh mẽ đối với sinh viên mới tốt nghiệp có nền tảng về khoa học máy tính và công nghệ thông tin.

Tang là trợ giảng tiếng Anh tại một cơ sở giáo dục tầm trung ở Bắc Kinh. Cô cho biết hầu như ngày nào cô cũng làm việc và phải quan tâm đến học sinh và phụ huynh suốt ngày đêm nên rất khó để cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Kết quả là, sau 5 năm làm việc trong lĩnh vực giáo dục, Tang đã có kế hoạch thay đổi công việc trước khi bị đào thải vì chính sách mới. Cô ấy không lo lắng về các bước tiếp theo của mình vì đã có kinh nghiệm trong các ngành khác.

Nhưng đối với những đồng nghiệp đã xây dựng sự nghiệp trong ngành giáo dục, rất khó để họ chuyển sang một ngành nghề khác bởi phân biệt tuổi tác ở nơi làm việc là một thách thức khác đối với những người ở độ tuổi 30.

Nhiều tin tuyển dụng của Trung Quốc mô tả một cách rõ ràng rằng họ sẽ chỉ xem xét những ứng viên từ 30, 35 tuổi trở xuống.

Tham khảo Bloomberg

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại