Hải mã băng mình xuống vách núi tự tử: Thước phim nghiệt ngã cảnh báo thảm họa toàn cầu

Trang Ly |

Những thước phim nghiệt ngã này là lời cảnh báo về một thảm họa trên quy mô toàn cầu.

Hải mã băng mình xuống vách núi tự tử: Thước phim nghiệt ngã cảnh báo thảm họa toàn cầu - Ảnh 1.

Nếu trong chúng ta, chưa một ai hình dung được một góc nhỏ trong tác động to lớn/khôn lường của biến đổi khí hậu thì những thước phim về cái chết đầy bi thảm của những con hải mã trong series phìm tài liệu "Our Planet" (trên Netflix) sẽ cho chúng ta cái nhìn nghiệt ngã về biến đổi khí hậu.

Trong tập phim của "Our Planet", Sir David Attenborough* - nhà tự nhiên học, phát thanh viên người Anh, được mệnh danh là "Bảo vật quốc gia" của Anh, sẽ lý giải vì sao những con hải mã lại lao xuống vách núi cao hàng trăm mét để... "tự tử"!

Hải mã băng mình xuống vách núi tự tử: Thước phim nghiệt ngã cảnh báo thảm họa toàn cầu - Ảnh 2.

Sir David Attenborough - "Bảo vật quốc gia" của Anh. Nguồn: BBC

Tự tử - đó là ý nghĩ đầu tiên của chúng ta khi nhìn vào hình ảnh con hải mã quăng mình xuống vách núi. Sự thực không phải vậy. Nó đang đi tìm đường sống.

Bắc Cực là môi trường sinh sống lý tưởng của những con hải mã (còn gọi là con moóc, hay hải tượng). Tuy nhiên, vì biến đổi khí hậu và ấm lên toàn cầu mà băng ở các con sông Bắc Cực đang tan dần. Điều này tất yếu ảnh hưởng đến môi trường sống của hải mã.

Chúng buộc phải lên bờ để tìm kiếm những khu vực có nhiều băng giá để sinh sống. Tuy nhiên, theo thuyết minh của Sir David Attenborough, diện tích băng trên cạn cũng thu hẹp dần như một hậu quả tất yếu của ấm lên toàn cầu.

Việc leo lên vách núi cao rồi lao thẳng xuống chỉ có một ý nghĩa duy nhất với chúng - những con hải mã, nạn nhân của biến đổi khí hậu - là tìm đường sống.

Hải mã băng mình xuống vách núi tự tử: Thước phim nghiệt ngã cảnh báo thảm họa toàn cầu - Ảnh 3.

Hải mã trèo lên vách đá cao để băng mình xuống biển tìm đường sống. Nguồn: Netflix

Hải mã băng mình xuống vách núi tự tử: Thước phim nghiệt ngã cảnh báo thảm họa toàn cầu - Ảnh 4.

Nguồn: Netflix

Nghiệt ngã thay, hiếm có con hải mã nào sống sót sau cú quăng mình từ trên cao xuống vách núi như thế. Chúng gần như chết trước khi chạm đến nơi mà chúng nghĩ là sẽ được sống sót.

Hải mã băng mình xuống vách núi tự tử: Thước phim nghiệt ngã cảnh báo thảm họa toàn cầu - Ảnh 5.

Và rồi, chúng phải bỏ mạng trước khi chạm đến biển, chỉ vì băng đã tan chỉ còn trơ đá. Nguồn: Netflix

"Thị lực của hải mã giảm mạnh khi lên bờ. Chỉ khi ở dưới nước, mắt của chúng mới tinh anh. Việc chúng phải lên bờ là vì hãi mã rất cần cái lạnh của băng để nghỉ ngơi sau những cuộc đi săn. Trước đây, vùng biển chúng sống có nhiều tảng băng trôi chậm, rất lý tưởng để chúng sinh sống. Nhưng khi băng biển tan dần chúng buộc phải lên bờ để tìm băng. Khi đói, chúng buộc phải trở về biển để đi săn.", Sir David Attenborough giải thích trong tập phim.

Xem video:

Cảnh báo: Video chứa hình ảnh khắc nghiệt, độc giả cân nhắc trước khi xem

Hải mã lao xuống vách núi tự tử: Sự thật khiến giới khoa học ám ảnh

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF) giải thích thêm, khi hải mã lên bờ, chúng không chỉ đối mặt với địa hình xa lạ và nguy hiểm; mà còn dễ bị hoảng loạn tâm trí vì những tác động từ con người, trực thắng hoặc động vật săn mồi lớn như gấu Bắc Cực. Tất cả có thể khiến chúng hoảng sợ, giẫm đạp vào nhau và tìm đường về với biển.

Hải mã băng mình xuống vách núi tự tử: Thước phim nghiệt ngã cảnh báo thảm họa toàn cầu - Ảnh 7.

Băng Bắc Cực được ví như "tủ lạnh tự nhiên" của Trái Đất, đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa nhiệt độ trên thế giới. Việc biến đổi khí hậu và ấm lên toàn cầu đang khiến băng ở không riêng gì Bắc Cực mà cả Nam Cực đang tan dần.

Băng tan là hệ quả đáng sợ tất yếu từ biến đổi khí hậu và đối với các nhà khoa học, cùng với thảm họa thiên thạch lao vào Trái Đất, chiến tranh hạt nhân, dịch bệnh trên toàn cầu... thì biến đổi khí hậu chính là thứ ám ảnh họ tột độ về một thế giới bị diệt vong trong tương lai.

Hải mã băng mình xuống vách núi tự tử: Thước phim nghiệt ngã cảnh báo thảm họa toàn cầu - Ảnh 8.

Băng 2 cực đang tan, đe dọa đến số lượng của các loài động vật tại các khu vực này. Ảnh minh họa.

Không chỉ đe dọa trực tiếp đến số lượng của các loài động vật sinh sống ở 2 cực (Bắc Cực và Nam Cực), và có thể khiến chúng bên bờ tuyệt chủng, việc băng tan sẽ khiến mực nước biển dâng cao, nhấn chìm các vùng đất gần bờ và hòn đảo trên toàn thế giới xuống đại dương.

Chưa hết, băng tan khiến nhiệt độ toàn cầu tăng lên, điều này không chỉ khiến nhiệt độ tăng lên khiến mùa hè kéo dài hơn, con người dễ sinh bệnh và tử vong vì sốc nhiệt; mà nhiệt độ tăng lên còn khiến bão hình thành ở đại dương nhiều hơn, mạnh hơn và khó lường hơn.

Nhà nghiên cứu của NASA Claire Parkinson cho biết: "Băng trên biển Bắc Cực tiếp tục có xu hướng giảm và điều này liên hệ trực tiếp tới sự nóng lên liên tục của Bắc Cực. Đó là một tác động có đi có lại: Ấm lên toàn cầu khiến băng không những ít được hình thành mà còn khiến chúng tan chảy dần. Đổi lại, khi có ít băng hơn, bức xạ Mặt Trời dễ dàng bị giam hãm do hiệu ứng nhà kính, lại càng khiến Trái Đất ấm lên."

Nói tóm lại, có thể nhiều người xem nhẹ những cảnh báo của các nhà khoa học liên quan đến biến đổi khí hậu và ấm lên toàn cầu (mà phần lớn nguyên nhân đến từ các hoạt động của con người) nhưng hậu quả của biến đổi khí hậu có quy mô trên toàn cầu. Và đó là kịch bản mà giới khoa học lo sợ thực sự!

Chú thích:

*Từ "Sir" đặt trước tên một người ở Anh để chỉ người này được Nữ Hoàng phong tước Hiệp sĩ - người đóng góp nhiều công sức cho sự phát triển của Anh.

Bài viết sử dụng nguồn: Dailymail

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại