Hà tiện vô cực: Thu nhập 2,7 tỷ đồng/năm nhưng vẫn bới rác ăn, suốt 8 năm không dùng giấy vệ sinh, không mua quần áo mới để dành tiền mua nhà

Ngọc Nhi |

Là một kế toán tài chính, có nhà, có thu nhập cao nhưng Kate Hashimoto vẫn thường xuyên bới thùng rác nhà hàng lấy thực phẩm thừa về ăn, chưa bao giờ chi tiền mua kem đánh răng hay giấy vệ sinh...

Kate Hashimoto là một người gốc Nhật sống ở New York. Cô hiện làm việc cho một công ty kiểm toán hàng đầu thế giới với thu nhập trung bình 119.000 USD/năm, khoảng 2.7 tỷ đồng. Đây là con số gần gấp đôi mức trung bình của người Mỹ. Dù vậy, Hashimto vẫn lựa chọn lối sống cực kỳ tằn tiện.

Trong chương trình "Extreme Cheapskates" (Hà tiện vô cực) của đài TLC, chủ nhà kiêm kế toán Kate Hashimoto đã tiết lộ các kỹ thuật tiết kiệm tiền siêu đẳng của mình.

Sống ở New York xa hoa nhưng tiêu dùng tằn tiện thậm chí không cả mua đồ dùng cần thiết cho cuộc sống

New York là thành phố lớn nhất Hoa Kỳ, có tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng và là đô thị quốc tế hàng đầu thế giới cùng với London. Do đó, mức tiêu dùng ở đây cũng rất cao.

Theo thống kê, mức chi tiêu cơ bản ở New York là 2.000 - 2.500 USD một người mỗi tháng, với điều kiện thuê chung nhà, không có nhu cầu giải trí và không có kế hoạch tiết kiệm tiền.

Nếu muốn sống thoải mái tại thành phố đắt đỏ này, một người phải có mức thu nhập lý tưởng khoảng 50.000 USD/năm. Tuy nhiên, đã nhiều năm qua, Kate Hashimoto chỉ sống với hơn 200 USD/tháng.

Hà tiện vô cực: Thu nhập 2,7 tỷ đồng/năm nhưng vẫn bới rác ăn, suốt 8 năm không dùng giấy vệ sinh, không mua quần áo mới để dành tiền mua nhà - Ảnh 1.

Thói quen tiết kiệm tiền cực đoan giúp cô cho tiêu 200 USD/tháng ở New York (Ảnh: TLC)

Làm thế nào để sống với 200 USD/ tháng ở đô thị xa hoa bậc nhất này? Chắc hẳn đây là thắc mắc của nhiều người. Tuy nhiên, nguyên tắc sống của Kate Hashimoto đã trả lời cho câu hỏi này và rất đáng để chúng ta học hỏi.

Kate chia sẻ: "Nguyên tắc sống của tôi là: Cái gì không cần thiết thì nhất quyết không chi. Nếu phải tiêu tiền thì nghĩ cách tiêu ít nhất có thể".

Để tiết kiệm, cô đã kiểm soát ham muốn của mình đối với quần áo, túi xách, mỹ phẩm ...

Hashimoto không sử dụng giấy vệ sinh, không mua quần áo mới trong 8 năm. Bộ đồ lót cô mặc tới 14 năm, áo sơ mi có gần 10 năm sử dụng. Những chiếc quần đùi giãn hết chun, phải dùng kẹp mỗi khi sử dụng. Kate Hashimoto cũng tự cắt tóc và giặt quần áo ngay trong lúc đang tắm cho đỡ tốn nước.

Ngoài ra, cô còn trữ nước tắm để xả bồn cầu. Cô cho biết, giặt quần áo theo cách này vừa tiết kiệm nước vừa tiết kiệm được điện năng sử dụng của giặt máy. Khi vé tàu tăng giá cô chọn cách đi bộ đến chỗ làm việc.

Chính vì cô tiết kiệm trong mọi mặt của cuộc sống nên có thể tồn tại với số tiền ít nhất ở thành phố lớn nơi mà thực phẩm, quần áo, nhà ở và phương tiện đi lại đều cực kỳ đắt đỏ.

Hà tiện vô cực: Thu nhập 2,7 tỷ đồng/năm nhưng vẫn bới rác ăn, suốt 8 năm không dùng giấy vệ sinh, không mua quần áo mới để dành tiền mua nhà - Ảnh 2.

Chiếc áo đã dùng 8 năm nhưng Kate Hashimoto vẫn không bỏ để mua cái mới. Ảnh: TLC.

Để kiếm thêm, cô tham gia các buổi khảo sát, dùng thử đồ miễn phí hay tham gia tiêm thử nghiệm vaccine và các biện pháp y khoa mới để có tiền.

Căn hộ cô mua có máy rửa bát riêng nhưng cô cho rằng máy rửa bát gây lãng phí điện nước và biến máy rửa bát thành tủ đựng đồ. Để không phải trả phí gas 17 USD/tháng, Kate Hashimoto không bao giờ sử dụng bếp gas và lò nướng mà chỉ dùng bếp điện được đổi lấy phiếu mua hàng miễn phí.

Đối với kem đánh răng, nước giặt, bột giặt và các mặt hàng khác, Kate chưa bao giờ tốn 1 đồng. Nguyên nhân là các công ty sản xuất sản phẩm kiểu này thường gửi mẫu dùng thử cho khách hàng, cô sẽ vào đăng ký hoặc "canh" các hoạt động khuyến mãi, quà tặng của trung tâm thương mại rồi tích trữ dần.

Hà tiện vô cực: Thu nhập 2,7 tỷ đồng/năm nhưng vẫn bới rác ăn, suốt 8 năm không dùng giấy vệ sinh, không mua quần áo mới để dành tiền mua nhà - Ảnh 3.

Kate tránh tiêu tiền vào giấy vệ sinh và khăn giấy (Ảnh: TLC)

Kate Hashimoto tiết kiệm đến mức giấy lau tay xong cũng không vứt đi mà mang về để tái sử dụng. Nhiều người tỏ vẻ kinh ngạc khi nhìn thấy hành vi này, nhưng cô không quan tâm mà khẳng định: "Tại sao lại tiêu tiền vào những thứ mà cuối cùng sẽ mất đi?"

Hà tiện vô cực: Thu nhập 2,7 tỷ đồng/năm nhưng vẫn bới rác ăn, suốt 8 năm không dùng giấy vệ sinh, không mua quần áo mới để dành tiền mua nhà - Ảnh 4.

Kate Hashimoto thường bới rác tại các nhà hàng sang trọng để tìm kiếm đồ ăn. Ảnh: TLC

Nhưng đó chưa phải là những hành vi "hà tiện vô cực". Kate sẽ không đi chợ để mua nguyên liệu nấu ăn, thay vào đó mỗi tuần ba lần, cô đến Upper West Side, khu dân cư giàu có tại Manhattan để bới thùng rác của những nhà hàng sang trọng nhặt thực phẩm thừa mang về ăn.

Hà tiện vô cực: Thu nhập 2,7 tỷ đồng/năm nhưng vẫn bới rác ăn, suốt 8 năm không dùng giấy vệ sinh, không mua quần áo mới để dành tiền mua nhà - Ảnh 5.

Cô thường xuyên nhặt một số phế phẩm có thể sử dụng được và biến chúng thành đồ nội thất

Ngoài ra, cô thường xuyên nhặt một số phế phẩm có thể sử dụng được và biến chúng thành đồ nội thất. Thay vì chi tiền cho một chiếc giường, Kate lại ghép hai tấm thảm tập yoga. Trong khi đó, bàn ăn là những tờ tạp chí cũ xếp chồng lên nhau, ghế sofa làm từ tấm đệm.

Theo tờ The Sun, Kate chia sẻ: "Nếu tôi phải tiêu tiền, tôi cố gắng và tránh nó, tôi sẽ cố gắng và trả ít nhất có thể." Kate cũng tránh đi ăn ở nhà hàng với bạn bè trừ khi họ trả tiền.

Cuộc đời xô đẩy khiến Kate Hashimoto trở lên "hà tiện khắc nghiệt"

Khi còn nhỏ, người mẹ thường ác ý chê bai ngoại hình của Kate Hashimoto, nói rằng: "Con trông thật xấu xí, giống như con heo vậy". Điều này khiến cô gái phát triển tính cách theo hướng quen với việc làm hài lòng người khác, tự ti và không an toàn.

Sau khi tốt nghiệp, Kate Hashimoto lại trải qua một cuộc khủng hoảng khác. Ban đầu cô ngây thơ tin rằng chỉ cần học xong đại học là sẽ có việc làm nuôi sống bản thân. Tuy nhiên, cô lại bị sa thải trong cuộc khủng hoảng kinh tế, dù mới nhận việc được ít tháng.

"Tôi nhận ra, không có công việc nào đảm bảo kéo dài mãi, nên tôi sẽ sống như thể mình có thể bị sa thải bất cứ lúc nào", Hashimoto nói.

Dù phải chịu nhiều tổn hại nhưng Kate vẫn quyết tâm thay đổi bản thân. Cô tập trung nhiều hơn vào những gì mình có thể làm hơn là ngoại hình. Cô học được cách tốt nhất để tồn tại, đó là tiết kiệm và giảm thiểu các khoản chi tiêu, đồng thời phải có căn nhà của riêng mình.

Ngoài việc tiết kiệm, Hashimoto thực sự còn có nhiều thói quen sống khác. Ví dụ, cô đam mê chạy đường dài và từng là một vận động viên trong 12 năm. Cô nói: "Tôi tin rằng bản thân có thể vượt qua những kẻ ác ý tấn công mình, bởi vì tôi sống lành mạnh và vui tươi hơn những người đó".

Thông qua lối sống tiết kiệm, Hashimoto hy vọng có một tương lai an toàn, không còn phải lo lắng khi đột ngột thất nghiệp. Cô cũng cho biết, vứt bỏ những ham muốn vật chất quá mức, khiến thân thể ngày càng nhẹ nhàng, tâm hồn ngày càng sảng khoái.

Hà tiện vô cực: Thu nhập 2,7 tỷ đồng/năm nhưng vẫn bới rác ăn, suốt 8 năm không dùng giấy vệ sinh, không mua quần áo mới để dành tiền mua nhà - Ảnh 6.

"Không bao giờ có một cách sống hoàn toàn tốt, chỉ có một cách sống phù hợp nhất với bạn. Nhưng chắc chắn rằng một cuộc sống hạnh phúc không chỉ có cơm ăn áo mặc mà còn là thái độ sống tích cực và sự hài lòng về tinh thần", Hashimoto nói.

Ngoài ra, Kate Hashimoto có một mục tiêu tài chính rất rõ ràng. Cô mua trả góp một căn hộ studio tại Harlem, New York vào năm 2010 và chỉ mất khoảng 9 tháng để trả xong.

Bất chấp sự đánh giá của người đời, Hashimoto cho hay cô hoàn toàn vui vẻ với lối sống này. "Cách sống không tốn tiền này khiến tôi cảm thấy sảng khoái và tự hào".

Bài học sáng giá từ "chú gà bới" Kate Hashimoto

Tinh thần tiết kiệm, chăm chỉ, giản dị ở Kate Hashimoto rất đáng học hỏi. Nhiều người trẻ trong xã hội ngày nay không thể sống một cuộc sống đơn giản. Bên cạnh đó, một số người với mức lương thấp chỉ có thể chi tiêu trong một tháng và không có kế hoạch nào để tiết kiệm.

Từ trường hợp của Kate Hashimoto, chúng ta dễ dàng thấy rằng có rất nhiều điều trong cuộc sống vẫn có thể tiết kiệm. Đối với những người có mức lương không cao có thể tham khảo một số phương pháp tiết kiệm của Kate. Tuy nhiên, bạn cũng không nên sao chép y nguyên phương pháp tiết kiệm này.

Với đồ đạc và các vật dụng khác, bạn có thể sử dụng những thứ mà người khác đã bỏ đi nếu không phiền. Nhưng đối với các khía cạnh khác của cuộc sống, chẳng hạn như giặt là và nguyên liệu thực phẩm thì vẫn nên đầu tư nhiều hơn một chút.

Ngoài ra, làm việc chăm chỉ để kiếm tiền và tiết kiệm tiền ở một số khía cạnh chính là để tận hưởng cuộc sống và giúp cuộc sống thoải mái hơn.

Tổng hợp theo Sohu và Irishmirror

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại