Những ngày này tại bảo tàng Hà Nội diễn ra triển lãm "Nếp xưa" thu hút sự quan tâm của người dân.
Đối với các gia đình khá giả ở thế kỷ 20 thì không gian phòng khách được xem như bộ mặt của ngôi nhà, thường được bày đồ gỗ chạm trổ tinh xảo và có "sập gụ, tủ chè".
Chiếc tủ chè khảm trai tinh tế và bức hoành phi gỗ sơn son thếp vàng khắc 2 chữ Hán "Hòa khí" đặt tại phòng khách, thể hiện mong muốn gia đình hòa thuận, vui vẻ.
Lư đồng được chạm khắc tinh xảo.
Áo ngũ thân 5 khuy, tay chẽn thời kỳ này rất được ưa dùng cho cả đàn ông (trái) và phụ nữ (phải). Khi mặc chỉ cài 4 chiếc, để hở khuy cổ.
Bộ bàn ghế gỗ khảm trai ở không gian phòng khách. Người xưa khi mời rượu nhau thường gọi "chén tạc chén thù". Trong đó gia chủ rót rượu mời khách gọi là "thù". Khách đáp lễ là "tạc".
Triển lãm trưng bày giới thiệu gần 200 tài liệu hiện vật theo 4 nội dung chính: Phòng khách; Phòng thờ; Nhà biệt thự; Trang phục áo dài.
Ngoài các hiện vật có giá trị còn có thêm cây bonsai mini để bàn.
Triển lãm góp phần khơi gợi lại cuộc sống của các gia đình khá giả thành thị với nhiều hiện vật phong phú cùng với những tư liệu được sưu tầm trong và ngoài nước, giúp công chúng hiểu rõ hơn về đời sống ở thế kỷ 20.
Ngoài những đồ có giá trị như bàn, ghế, tủ... triển lãm còn có thêm một số nhạc cụ truyền thống.
Người dân ghi lại hình ảnh về những đồ vật giá trị. Ông Hoàng Thành (63 tuổi, sống tại quận Đống Đa) cho biết, các hiện vật tại triển lãm rất phong phú và thể hiện khá đầy đủ về những đồ vật có giá trị của người "giàu" đầu thế kỷ 20.