Hà Nội: Trẻ em là F0 điều trị tại nhà, cần sử dụng thuốc như thế nào?

Minh Nhân |
Hà Nội: Trẻ em là F0 điều trị tại nhà, cần sử dụng thuốc như thế nào?
Hà Nội: Trẻ em là F0 điều trị tại nhà, cần sử dụng thuốc như thế nào?

Đối với trẻ em không may mắc Covid-19 và điều trị tại nhà, bố mẹ cần chuẩn bị những loại thuốc nào cho con? Khi nào trẻ chuyển biến nặng cần gọi nhân viên y tế?

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Hà Nội đã cho phép F0 thể nhẹ hoặc không triệu chứng tự cách ly, điều trị tại nhà. Sở Y tế cũng đã ban hành hướng dẫn, quản lý, điều trị và chăm sóc F0 tại nhà.

Theo đó, F0 điều trị tại nhà có mức độ lâm sàng không triệu chứng hoặc triệu chứng mức độ nhẹ là sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau mỏi cơ khớp, giảm vị giác, khứu giác…; SpO2 bằng hoặc trên 96%, nhịp thở dưới hoặc bằng 20 lần/phút; tuổi bằng hoặc trên 3 tháng và dưới hoặc bằng 49 tuổi. Ngoài ra, F0 này chưa phát hiện bệnh lý nền, đã tiêm đủ liều vaccine; không mang thai.

Vậy đối với trẻ em không may mắc Covid-19 và điều trị tại nhà, bố mẹ cần chuẩn bị những loại thuốc nào cho con?

Theo Sở Y tế Hà Nội, F0 là trẻ em cần được nằm điều trị phòng riêng, đeo khẩu trang cho trẻ trên 2 tuổi.

Trẻ sẽ được điều trị theo triệu chứng bệnh. Cụ thể, để hạ sốt khi nhiệt độ trên 38,5 độ C, bố mẹ cho trẻ uống Paracetamol liều 10 - 15mg/kg/lần mỗi 6 giờ. Để điều trị ho, ưu tiên cho trẻ dùng thuốc ho thảo dược.

Cụ thể,

Độ tuổi trẻ emDạng thuốc
< 1 tuổi

Paracetamol bột 80mg

Từ 1 đến dưới 2 tuổi

Paracetamol bột 150mg

Từ 2 đến dưới 5 tuổi

Paracetamol bột 250mg

Từ 5 đến 12 tuổi

Paracetamol viên 325mg

Trên 12 tuổi

Paracetamol viên 500mg

Ngoài ra, trẻ được khuyến cáo uống nhiều nước, đảm bảo dinh dưỡng (bú mẹ, ăn đầy đủ), vệ sinh thân thể, răng miệng, mũi họng; theo dõi thân nhiệt tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ sốt.

Bố mẹ đo SpO2 (nếu có thiết bị) tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ mệt, thở nhanh/khó thở.

Dấu hiệu cảnh báo đối với trẻ em:

Những triệu chứng bất thường ở trẻ cần báo nhân viên y tế, gồm: sốt trên 38,5 độ C; tức ngực; đau rát họng, ho; cảm giác khó thở; tiêu chảy; SpO2 < 96% (nếu đo được); trẻ mệt, không chịu chơi; ăn/bú kém.

Những dấu hiệu trẻ chuyển nặng cần báo cấp cứu 115 hoặc tổ y tế cộng đồng để được cấp cứu tại nhà hoặc đưa trẻ đến bệnh viện ngay, gồm: thở nhanh theo tuổi, cánh mũi phập phồng, rút lõm lồng ngực.

Hà Nội: Trẻ em là F0 điều trị tại nhà, cần sử dụng thuốc như thế nào? - Ảnh 1.
Hà Nội: Trẻ em là F0 điều trị tại nhà, cần sử dụng thuốc như thế nào? - Ảnh 2.

Hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị Covid-19 tại nhà cho trẻ em (Nguồn: Sở Y tế Hà Nội)

 

theo Doanh nghiệp và tiếp thị

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Trí Thức Trẻ
    Công ty Cổ phần VCCorp

    © Copyright 2010 - 2023 – Công ty Cổ phần VCCorp

    Tầng 17,19,20,21 Toà nhà Center Building - Hapulico Complex,
    Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
    Email: btv@soha.vn
    Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 2411/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 31 tháng 07 năm 2015.
    Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thế Tân
    Điện thoại: 024 7309 5555

    Liên hệ quảng cáo:
    Hotline: 0794.46.33.33 - 0961.98.43.88
    Email: giaitrixahoi@admicro.vn
    Hỗ trợ & CSKH:
    Tầng 20, tòa nhà Center Building, Hapulico Complex,
    số 1 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
    Tel: (84 24) 7307 7979
    Fax: (84 24) 7307 7980
    Chính sách bảo mật

    Chat với tư vấn viên