Theo ông Tiến, Việc duy tu, sửa chữa các căn nhà xuống cấp phụ thuộc ý thức của chủ sở hữu, quản lý, sử dụng công trình và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước.
Cụ thể, đối với nhà thuộc sở hữu tư nhân thì chủ sở hữu hoặc người được giao quản lý phải chủ động trong việc duy tu, sửa chữa công trình của mình để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng; khi phát hiện căn nhà có dấu hiệu nguy hiểm, phải có trách nhiệm tổ chức kiểm định công trình để đánh giá cấp độ nguy hiểm của công trình, từ đó lập phương án cải tạo, sửa chữa để đảm bảo an toàn.
Đối với nhà thuộc sở hữu nhà nước thì tổ chức được giao quản lý có trách nhiệm lập kế hoạch duy tu, sửa chữa chống xuống cấp cho các công trình hàng năm.
"Các công trình trong khu phố cổ phần lớn có niên đại khá lâu đời nhưng chưa được khảo sát đánh giá một cách khoa học để có biện pháp quản lý một cách hữu hiệu.
Các công trình rất đa dạng về sở hữu nên gặp khó khăn trong công tác quản lý cũng như cảnh báo đối với chủ sở hữu, quản lý, sử dụng công trình về tình trạng xuống cấp của công trình", ông Tiến nói.
Ngoài ra, ông Tiến cho biết thêm, để đảm bảo an toàn cho người dân ở những ngôi nhà xuống cấp, theo chúng tôi cần thực tổ chức rà soát, đánh giá niên hạn sử dụng các công trình để đưa ra cảnh báo đối với chủ sở hữu, người quản lý hoặc người đang sử dụng công trình.
Đồng thời, tổ chức kiểm định đánh giá cấp độ nguy hiểm đối với các công trình xuống cấp theo Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2016 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình.
Căn cứ kết quả kiểm định công trình để đưa ra khuyến cáo đối với chủ sở hữu, người quản lý hoặc sử dụng công trình như: lập phương án cải tạo, sửa chữa công trình để đảm bảo an toàn hoặc buộc di dời người và tài sản ra khỏi công trình nguy hiểm theo quy định của pháp luật.