Mới đây, Tập đoàn Vingroup và Google Cloud đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về triển khai chuyển đổi số. Theo đó, hai phía sẽ hợp tác để đẩy mạnh việc sử dụng điện toán đám mây dựa trên Google Cloud, cùng với đó là cố gắng đẩy mạnh việc sử dụng các công nghệ dựa trên nền tảng của điện toán đám mây như Machine Learning (máy học), Artificial Intelligence (AI – trí tuệ nhân tạo) và Smart Data Analytics (phân tích dữ liệu thông minh) trong các lĩnh vực của tập đoàn.
Nhiều câu hỏi đã được đặt ra sau sự kiện này như "Google Cloud là gì". Hãy cùng tìm hiểu về nền tảng số rất hiện đại này nhé!
1. Google Cloud là gì?
Tên gọi của Google Cloud Platform Platform (viết tắt là GCP) đôi khi được dùng lẫn với Google Cloud. Google Cloud (hay Google Cloud Platform) là nền tảng điện toán đám mây, giúp các khách hàng của Google (có thể là người dùng cá nhân, cơ quan hay doanh nghiệp) xây dựng, phát triển và vận hành ứng dụng của mình dựa trên các hệ thống phần mềm của Google.
Google Cloud (hay Google Cloud Platform) cung cấp Cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ (Infrastructure as a service – IaaS), Nền tảng dưới dạng dịch vụ (PaaS) và Serveless Computing. Với nền tảng điện toán đám mây, Google Cloud sẽ giúp các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ này chuyển đổi số nhanh gọn và hiệu quả.
Khách hàng của Google Cloud ở tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Giải pháp Google Cloud giúp các đơn vị, doanh nghiệp có thể tăng tốc độ làm việc, cắt giảm chi phí cố định, chi phí duy trì…Từ đó, giúp tiết kiệm chi phí vận hành chung của cả doanh nghiệp.
2. Google Cloud có những ưu điểm gì?
2.1 Ưu điểm của Google Cloud (hay Google Cloud Platform)
Với Google Cloud (hay Google Cloud Platform) hay các nền tảng điện toán đám mây giống như Google Cloud nói chung mang tới các lợi ích rất lớn đối với doanh nghiệp, đó là:
Thần tốc: Nền tảng điện toán đám mây cho phép thu thập tài nguyên, hỗ trợ áp dụng các dịch vụ công nghệ một cách nhanh chóng. Nhờ đó, doanh nghiệp hoặc đơn vị ứng dụng điện toán đám mây sẽ có thể làm mới mình
Linh hoạt: Nền tảng điện toán đám mây cho phép thay đổi quy mô hoạt động một cách linh hoạt tùy theo nhu cầu của người sử dụng. Quy mô tài nguyên sử dụng có thể dễ dàng biến đổi nhanh chóng mà không gặp bất kỳ phiền phức nào.
Tiết kiệm: Thay vì phải chi trả chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng cho máy chủ vật lý hay trung tâm lưu trữ, sử dụng điện toán đám mây cho phép doanh nghiệp chỉ phải chi trả theo mức độ mình sử dụng cho dịch vụ điện toán đám mây
Đơn giản: Khi sử dụng các máy chủ vật lý, khi mở rộng quy mô kinh doanh (mở thêm cửa hàng, chi nhanh, văn phòng đại diện…) thì doanh nghiệp sẽ phải thiết lập cơ sở hạ tầng tại địa điểm. Trong khi đó, sử dụng nền tảng điện toán đám mây sẽ giúp doanh nghiệp loại bỏ gánh nặng này, có thể thiết lập nhanh chóng, giảm độ trễ khi truy cập.
2.2 Nhược điểm của Google Cloud (hay Google Cloud Platform)
Tuy nhiên, Google Cloud (hay Google Cloud Platform) hay các nền tảng điện toán đám mây vẫn tồn tại một số nhược điểm. Có thể kể tới một vài nhược điểm lớn của điện toán đám mây:
Vấn đề kỹ thuật: Mặc dù các doanh nghiệp hay các đơn vị ứng dụng Google Cloud hoặc các nền tảng điện toán đám mây khác có thể loại bỏ việc sử dụng các thiết bị vật lý, nhưng điểu đó không có nghĩa lỗi kỹ thuật sẽ không xảy ra. Các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây vẫn có thể gặp lỗi.
Có khả năng bị tấn công mạng: Lưu trữ thông tin trên điện toán đám mây tức là lưu trữ thông tin trên internet. Chính điều này khiến cho độ an toàn thông tin giảm đi so với việc tự lưu trữ thông tin.
3. Google Cloud hay Google Cloud Platform gồm những gì?
Google Cloud hay Google Cloud Platform cung cấp tới hơn 60 sản phẩm, có thể chia làm 4 nhóm chính với các sản phẩm nổi bật:
Compute: App Engine, Compute Engine
Storage: Cloud Storage, Cloud Datastore, Cloud SQL
Big Data/Analysis: BigQuery
Services: Cloud Endpoints
Thêm vào đó, Google Cloud hay Google Cloud Platform còn có các dịch vụ cấp cao khác như Dịch vụ IoT, Dịch vụ Hadoop và Apache Spark, Dịch vụ Google Big Query, Dịch vụ Cloud Machine Learning Engine…