Gọi chuẩn tên sữa: Thị trường sữa dạng lỏng thay đổi như thế nào?

Thanh Xuân |

Bộ Y tế vừa cất được một nỗi lo, sự hoài nghi cho người tiêu dùng trong cả nước khi thông qua việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 5:1-2017/BYT đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng. Theo đó, từ ngày 1/3/2018, sữa dạng lỏng trên thị trường Việt Nam sẽ được minh bạch hoá thành phần ngay trong tên gọi sản phẩm.

Minh bạch hoá thị trường sữa

Theo thống kê năm 2014 của Tổng cục Thống kê, có tới hơn 70% số lượng sữa nước trên thị trường ở Việt Nam là sữa hoàn nguyên, phần còn lại là sữa tươi từ các vùng nguyên liệu của các công ty trong nước.

Tại Việt Nam, hiện có 3 loại sữa nước đang được nhiều người tiêu dùng hiểu là “sữa tươi” nhưng được chế biến theo 3 cách, với nguyên liệu rất khác nhau. 

Sữa tươi, sữa tươi pha với sữa bột và sữa bột pha hoàn toàn. Với loại thứ hai và thứ ba, các nước trên thế giới vẫn gọi là sữa bột hoàn nguyên (theo Codex stan 206-1999) nhưng Việt Nam gọi là “Sữa tiệt trùng”.

Hệ luỵ của việc không làm rõ khái niệm này đã gây nhầm lẫn về thông tin sản phẩm, vi phạm quyền được thông tin của người tiêu dùng. Trong khi đó, khảo sát cho thấy phần lớn người tiêu dùng nhầm lẫn khái niệm sữa tiệt trùng thành sữa tươi tiệt trùng.

Cùng với đó, việc nhầm lẫn này cũng không khuyến khích phát triển nguồn sữa tươi nguyên liệu một cách bền vững, ảnh hưởng tới mục tiêu của ngành nông nghiệp về phát triển đàn bò sữa và sản lượng sữa tươi, làm tổn hại đến lợi ích của người chăn nuôi bò sữa và doanh nghiệp sản xuất, chế biến sữa tươi. 

Về mặt quản lý nhà nước thì không tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho việc phát triển ngành.

Trao đổi với giới truyền thông, Bác sĩ Lê Thị Hải, Giám đốc trung tâm tư vấn dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng quốc gia cho rằng, người Việt có quan niệm đề cao “đồ tươi”, cái gì tươi cũng tốt nên không tiếc tiền mua. 

Do vậy, cần phân định rạch ròi tên gọi các loại sữa, yêu cầu doanh nghiệp sản xuất phải ghi rõ xuất xứ nguyên liệu đầu vào trên bao bì sản phẩm nêu trên, giúp người tiêu dùng có thông tin chính xác để lựa chọn và khiến thị trường sữa minh bạch hơn.

Việc Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 5:1-2017/BYT đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng đã giải quyết yêu cầu cấp bách phải gọi lại đúng tên của sữa. 

Trong đó chia ra sản phẩm sữa tươi gồm sữa tươi nguyên chất, sữa tươi và sữa tươi tách béo còn tên gọi sữa tiệt trùng sẽ loại bỏ để thay bằng sữa hoàn nguyên và sữa hỗn hợp. Quy định nêu trên của Bộ Y tế sẽ có hiệu lực từ ngày 1/3/2018.

Như vậy, từ ngày 1/3/2018 bất kỳ ai quan tâm đến thị trường sữa dạng lỏng đều có thể dễ dàng tra cứu nội dung Quy chuẩn về sữa dạng lỏng trên thị trường Việt Nam để biết sản phẩm sữa mình mua có nguyên liệu là gì, bao nhiêu % là sữa tươi.

Gọi chuẩn tên sữa: Thị trường sữa dạng lỏng thay đổi như thế nào? - Ảnh 1.

QCVN 5:1-2017/BYT quy định rõ tên gọi sữa dạng lỏng mang lại thông tin mịch bạch, lợi ích cho người tiêu dùng.

Không chỉ giúp người tiêu dùng mua và hiểu đúng từng loại sữa, QCVN 5:1-2017/BYT còn mang lại nhiều lợi ích kinh tế, lợi ích cho ngành sữa. Minh bạch thị trường sữa, tên gọi sữa, giúp sản phẩm sữa Việt Nam hội nhập quốc tế. 

QCVN 5:1/2017/BYT bảo vệ người nông dân, ngành chăn nuôi bò sữa trong nước góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng sản lượng sữa tươi (1 tỷ lít vào năm 2020 và 1,4 tỷ lít vào năm 2025). 

QCVN sửa đổi bảo hộ sản xuất nông nghiệp trong nước, hạn chế nhập sữa bột từ nước ngoài từ đó giúp phát triển chăn nuôi bò sữa trong nước, hạn chế tối đa thiệt hại cho ngành sữa tránh khỏi tác động của những biến động bất lợi từ thị trường quốc tế thông qua các biện pháp phi thuế quan.

Và câu chuyện của TH

Đồng hành cùng quá trình “Trả đúng tên cho các loại sữa dạng lỏng tại Việt Nam” nhằm minh bạch hoá thị trường sữa, Tập đoàn TH là một trong những doanh nghiệp tiên phong đưa quan điểm, việc sửa đổi QCVN 5:1-2010/BYT là đòi hỏi bức thiết, một điều kiện tiên quyết để thúc đẩy phát triển thị trường sữa, bảo vệ người tiêu dùng.

Tập đoàn này cũng là một trong những đơn vị đầu tiên kiến nghị Bộ Y tế cần sửa đổi khái niệm “sữa tiệt trùng” thành sữa hoàn nguyên, sữa pha lại và sữa hỗn hợp. Quan điểm này đã được các nhà khoa học, các nhà quản lý các bộ ngành liên quan, các doanh nghiệp đồng thuận cao trong các hội thảo lấy ý kiến.

Gọi chuẩn tên sữa: Thị trường sữa dạng lỏng thay đổi như thế nào? - Ảnh 2.

TH true MILK là thương hiệu sữa tươi sạch tại Việt Nam tiên phong ghi rõ nguyên liệu đầu vào là sữa tươi từ trang trại TH trên vỏ hộp ngay từ đầu.

Bà Thái Hương, Chủ tịch Hội đồng Quản trị TH cho biết: “Ngay từ đầu TH đã thông tin sản phẩm theo quy chuẩn về chất lượng là “Sữa tươi thanh trùng”, “sữa tươi tiệt trùng” sử dụng hoàn toàn sữa tươi sạch nguyên chất, được xử lý bằng công nghệ để loại bỏ gần như tuyệt đối các loại vi khuẩn, đảm bảo đúng theo quy định mới ban hành của Bộ Y tế về tên gọi sữa dạng lỏng”.

Cần biết thêm rằng, để có một sản phẩm sữa tươi tốt nhất đến với người sử dụng, các doanh nghiệp sữa tươi phải đảm bảo yêu cầu nghiêm ngặt ở tất cả các khâu: giống bò sữa, thức ăn, đồng cỏ, chế độ dinh dưỡng, quy trình vắt sữa, bảo quản gắt gao ở mức nhiệt và kỹ thuật theo tiêu chuẩn thế giới.

Gọi chuẩn tên sữa: Thị trường sữa dạng lỏng thay đổi như thế nào? - Ảnh 3.

Bà Thái Hương – Chủ tịch HĐQT tập đoàn TH, người phụ nữ bền bỉ đấu tranh trên hành trình minh bạch tên gọi sữa suốt 5 năm qua.

Đại diện của TH khẳng định, trang trại bò sữa làm tốt tất cả yêu cầu trên, với việc ứng dụng công nghệ chăn nuôi bò sữa từ Israel.

Chính vì sự minh bạch, nhất quán và quyết liệt ở tất cả các khâu này, TH hoàn toàn không phải thay đổi bao bì của bất kỳ sản phẩm nào. Từ đó, một lần nữa khẳng định với người tiêu dùng về chất lượng của sản phẩm, uy tín của doanh nghiệp dưới sự dẫn dắt của người phụ nữ quyền lực, tận tâm Thái Hương.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại