Chọn đầu tư thay vì tiết kiệm
Cách đây vài năm, khi được hỏi bạn thường bỏ tiền nhàn rỗi vào đâu để tích lũy tài sản, đa số sẽ nói rằng gửi tiết kiệm hoặc mua vàng là thượng sách. Nhưng nay thế cuộc có lẽ đã khác, nhất là khi đại dịch đã càn quét và để lại hệ lụy cho nền kinh tế và ảnh hưởng thu nhập của hàng triệu người dân.
Theo một báo cáo của YouGov công bố tháng 11/2021, kể từ sau đại dịch, người tiêu dùng Việt Nam đã trở nên thận trọng hơn trong cách tiếp cận tài chính và quan tâm hơn đến kế hoạch tài chính dài hạn. Một điểm sáng là người Việt Nam muốn tiết kiệm, đầu tư, bảo vệ bản thân và gia đình khỏi những khó khăn về tài chính và đã thoải mái hơn với việc quản lý tài chính trực tuyến.
Thông thường chúng ta vẫn hay tiết kiệm bằng cách giữ tiền mặt hoặc gửi tiền ngân hàng vì nghĩ rằng rủi ro hầu như không có. Nhưng có thể nhiều người sẽ phải giật mình khi biết rằng khoản tiền đó cũng sẽ bị "mất giá" theo thời gian và việc gửi tiết kiệm thực chất là một cách bù đắp cho sự "mất giá" đó nếu lãi suất ngân hàng không đủ bù được lạm phát trong nền kinh tế.
Trong khi đó, đầu tư được ví như kênh giúp tăng trưởng tài sản theo thời gian, với lợi nhuận có thể vượt trội hơn nhiều so với tiết kiệm. Trước đây, người ta lo ngại đầu tư bởi vì muốn hiệu quả, ít rủi ro người đầu tư cần có sự nhạy bén, kiến thức, kinh nghiệm,... Nhưng giờ đây, với sự phát triển của công nghệ, việc đầu tư đã không còn quá nhiều rào cản.
Đầu tư Chứng Chỉ Quỹ dễ dàng hơn nhờ có công nghệ
Để bắt đầu con đường đầu tư, hầu hết sẽ phải chọn cho mình điểm xuất phát: Chẳng hạn, có người sẽ bắt đầu từ việc học hỏi kinh nghiệm bạn bè, người thân đã đầu tư từ trước, hoặc tìm hiểu từ các sách, khóa học chuyên về đầu tư. Nhưng có một cách rất nhanh và hiệu quả, không tốn thời gian lẫn chi phí để có thể đầu tư ngay đó là tận dụng chiếc điện thoại thông minh có cài sẵn siêu ứng dụng MoMo.
Việc đầu tư trở nên dễ dàng hơn khi được gỡ bỏ các rào cản thủ tục. Ảnh: MoMo
Với hơn 31 triệu người dùng, MoMo đã không còn quá xa lạ với nhiều người. Nhưng hẳn nhiều người sẽ chưa biết rằng MoMo vừa bổ sung thêm sản phẩm đầu tư Chứng Chỉ Quỹ, thông qua hợp tác với công ty Quản lý Quỹ Dragon Capital Việt Nam. Chỉ cần thực hiện một vài thao tác chạm, chưa đầy một phút, người dùng đã có thể đăng ký thành công tài khoản, nhận hợp đồng tài khoản điện tử và chính thức trở thành nhà đầu tư của Dragon Capital Việt Nam.
Điều này tiện lợi và nhanh hơn rất nhiều so với quy trình truyền thống trước đây khi người dùng buộc phải đến quầy giao dịch của công ty Quản lý Quỹ, điền hợp đồng bằng giấy và ký tên, nộp tiền hoặc chuyển khoản rồi mới có thể giao dịch được. Thậm chí so với các nền tảng công nghệ đầu tư khác hiện nay, để mở tài khoản, người dùng cần phải nhập thông tin từ đầu, vừa mất thời gian vừa chịu "nỗi sợ vô hình" khi phải cung cấp quá nhiều thông tin cá nhân.
Bên cạnh đó, việc mua bán Chứng Chỉ Quỹ trên MoMo sẽ trở nên đơn giản và tối ưu về chi phí khi có thể dùng Ví MoMo để thanh toán trực tiếp cho giao dịch, thay vì chuyển từ tài khoản ngân hàng đến tài khoản giao dịch khi nạp tiền đầu tư (có thể phát sinh phí chuyển khoản).
Một điểm cộng khác nữa cần phải kể đến là việc đầu tư trên MoMo bạn là người trực tiếp đứng tên sở hữu Chứng Chỉ Quỹ. Vì vậy bạn được đảm bảo đầy đủ quyền lợi của một nhà đầu tư của quỹ nếu trong trường hợp có bất kỳ phát sinh, khiếu nại.
Hiện nay, MoMo đang là ví điện tử đầu tiên cho phép người dùng có thể trải nghiệm đầu tư chứng chỉ quỹ một cách nhanh chóng, thuận tiện nhất. Người dùng có thể mua Chứng Chỉ Quỹ của 4 Quỹ mở thuộc quản lý của Dragon Capital Việt Nam là Quỹ trái phiếu (DCIP,DCBF), Quỹ cổ phiếu (DCBC) và Quỹ cân bằng (DCDS) với khẩu vị rủi ro từ thấp đến vừa phải cùng tỷ suất sinh lời vượt trội hơn so với lãi suất tiết kiệm.
Ngoài Chứng Chỉ Quỹ, tại tính năng Sàn Đầu Tư MoMo, người dùng cũng có thể tiếp cận với các sản phẩm đầu tư khác như gửi tiết kiệm online lãi suất đến 6,6%/năm với kỳ hạn linh hoạt,... đang được hơn 4 triệu người sử dụng. Thông qua các sản phẩm đầu tư tích lũy này, MoMo đang góp phần hình thành thói quen đầu tư trong người dân, "bình dân hóa" sản phẩm đầu tư vốn còn xa lạ với nhiều người Việt.