Giúp việc cho giới siêu giàu: Tưởng "ăn sung mặc sướng" nhưng sự thực khiến nhiều người "ngã ngửa"

Hữu Hiển |

Nhà xã hội học người Pháp Alizee Delpierre đã dành nhiều thập kỷ để phỏng vấn hàng trăm người giúp việc gia đình và người sử dụng lao động, thậm chí bản thân còn làm bảo mẫu và trợ lý đầu bếp để trải nghiệm.

Bà đã viết kết quả nghiên cứu trong cuốn sách "Phục vụ người giàu" mới được xuất bản, tiết lộ những câu chuyện đằng sau cuộc sống của những người giàu có ở Pháp.

Chủ nhân đỏng đảnh, người giúp việc như “đi trên băng mỏng”

Bên trong khung cửa sổ của những biệt thự tư nhân trên bờ biển Côte d'Azur ở Pháp là những những chủ nhân siêu giàu, sở hữu khối tài sản vượt xa tầm với của đa số dân thường. Những ngôi nhà sang trọng, máy bay riêng, du thuyền và ô tô thể thao… là những trang bị tiêu chuẩn của họ.

Đằng sau sự xa hoa này là vô số đầu bếp, thợ may, gia sư và tài xế phục vụ các chủ nhân suốt ngày đêm... Những thách thức hàng ngày khi phục vụ tầng lớp thượng lưu là chưa từng có.

Theo quan điểm ​​​​của nhà xã hội học người Pháp Alizee Delpierre, nếu không có người giúp việc gia đình, cuộc sống hàng ngày của giới thượng lưu sẽ trở nên hỗn độn.

Hầu hết nhân viên dọn phòng phải túc trực 24/24 để đáp ứng mọi nhu cầu bất thường.

Marius, 55 tuổi, đã làm quản gia trong 20 năm và phải giải quyết những vấn đề khó khăn xuất hiện gần như hàng ngày.

Một lần, chủ nhân của ông muốn đi xem buổi biểu diễn của ca sĩ nổi tiếng Britney Spears, và ông được yêu cầu đặt vé một giờ trước khi buổi biểu diễn bắt đầu. Tuy nhiên, vé đã được bán hết từ 6 tháng trước.

Đối với Marius, nhiệm vụ tưởng như bất khả thi này chỉ là một việc vặt hàng ngày. Huy động tất cả các mối quan hệ của mình, ông đã liên hệ được với người quản lý sân khấu của buổi biểu diễn và có được vé trong khu vực VIP.

Theo nhà xã hội học Alizee Delpierre, những chủ nhân giàu có này đã quen với việc sống theo ý mình, tiêu bao nhiêu tiền không quan trọng, chỉ cần “thích là được”, và tốt nhất là được hưởng những đặc quyền, dịch vụ tùy ý.

Điều này đòi hỏi đội ngũ người giúp việc phải có khả năng thích ứng và mối quan hệ rộng để có thể giải quyết vấn đề một cách dễ dàng.

Ngoài ra, người giúp việc cũng cần phải rất nhạy bén, biết rõ thói quen của chủ nhân và những người thân của họ, để có thể đáp ứng đúng nhu cầu chủ nhân và được công nhận.

“Khi mới bắt đầu giao du với những người này [giới nhà giàu], tôi không biết điều đó” , Alizee Delpierre nói.

Một lần, Alizee đã gửi cùng một email cho vài thành viên của Câu lạc bộ Jockey, khiến một số người cảm thấy bị xúc phạm. Mãi sau này bà mới biết, khi gửi email cho những người này thì phải ghi rõ trên tiêu đề là dành riêng cho họ thì họ mới mở ra xem.

Giúp việc cho giới siêu giàu: Tưởng ăn sung mặc sướng nhưng sự thực khiến nhiều người ngã ngửa - Ảnh 1.

Những chủ nhân giàu có đã quen với việc sống theo ý mình, tiêu bao nhiêu tiền không quan trọng, chỉ cần “thích là được” (Ảnh minh họa).

Tiệc tùng là một phần quan trọng của giới thượng lưu

Theo nhà xã hội học Alizee Delpierre, không ngừng nâng cao tính chuyên nghiệp, đủ cẩn thận và thể lực để đương đầu với công việc cường độ cao cũng là những phẩm chất mà một người giúp việc phải có.

Đôi khi, để chuẩn bị một bữa tiệc lớn, người giúp việc không được nghỉ ngơi trong vài tháng, thậm chí phải làm việc 20 hoặc 30 giờ liên tục.

Trong đó, công việc của đội ngũ đầu bếp là quan trọng nhất. Thành tích của họ có xuất sắc hay không sẽ quyết định liệu chủ nhân có thể hãnh diện trước mặt bạn bè hay không.

Một bữa tiệc của giới thượng lưu thường yêu cầu 30 - 40 món ăn chính, cũng như đồ ăn nhẹ, kẹo, kem và các loại đồ uống…

Mức độ xa hoa của bữa tiệc cũng phản ánh địa vị và lòng hiếu khách của chủ nhân. Không có gì đáng ngạc nhiên khi một ly sâm panh có giá 5.000 euro và một hộp trứng cá muối có giá 10.000 euro.

Giúp việc cho giới siêu giàu: Tưởng ăn sung mặc sướng nhưng sự thực khiến nhiều người ngã ngửa - Ảnh 2.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi một ly sâm panh có giá 5.000 euro và một hộp trứng cá muối có giá 10.000 euro (Ảnh minh họa).

Các đầu bếp cần thể hiện gu thẩm mỹ và óc sáng tạo siêu hạng của mình, tìm ra tất cả các loại nguyên liệu “hiếm có khó tìm” và kể những câu chuyện mới mẻ đặc biệt để được các thực khách đánh giá cao.

Thế là óc bê, vú bò và kê gà… được đưa lên bàn tiệc. Theo nhà xã hội học Alizee Delpierre, có lẽ khẩu vị của giới siêu giàu đã phát triển đến cực điểm, vượt ra ngoài sức tưởng tượng và khả năng chi trả của người bình thường.

Mặc dù việc chuẩn bị những nguyên liệu này tốn nhiều thời gian và đắt đỏ, nhưng chủ của bữa tiệc sẵn sàng trả tiền cho một trải nghiệm khác lạ.

Tuy nhiên, theo nhà xã hội học Alizee Delpierre, ngay cả khi bạn làm được tất cả những điều trên, bạn vẫn không chắc chắn có thể trụ lại với nghề này trong một thời gian dài.

Tính tình của người giàu vốn hay thay đổi và cũng là một trong những điều kiện tiên quyết ảnh hưởng tới sự nghiệp của những người giúp việc.

Theo bà Alizee, có một người giúp việc siêng năng làm việc liên tục trong 5 năm nhưng đã bị sa thải sau một đêm chỉ vì lỡ tay làm vỡ một chiếc ly pha lê. Cũng có người khác mất việc vì luộc trứng quá chín.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại