Giữa đại dịch, các hàng quán buộc phải đóng cửa, cuộc sống không rượu, không cà phê: Tôi tiết kiệm được 1.000 USD/tháng, bớt buôn chuyện, giảm căng thẳng...

An Chi |

"Hành động tạo ra thói quen. Thói quen tạo ra giá trị và giá trị tạo nên vận mệnh" – Mahatma Ghandi.

Có thể nói rằng xây dựng thói quen tốt là một trong những việc ảnh hưởng lớn nhất đến cuộc sống con người. Bạn có thể không tin nhưng 16 triệu ca tử vong mỗi năm sẽ được giảm đi nếu mỗi người chịu xây dựng cho mình một thói quen tốt? Dẫu biết việc này không dễ chút nào.

Mỗi người trong chúng ta thay đổi thói quen vì lý do gì? Vì lý do sức khỏe, vì cuộc sống bắt phải thế hay đơn giản chỉ vì trí tò mò? Tobias van Schneider là một ví dụ. Tính đến thời điểm này, Tobias van Schneider đã trải qua 15 tháng không uống 1 giọt cà phê hay đồ uống có cồn nào chỉ bởi ông muốn biết thay đổi một thói quen tiêu cực chúng ta sẽ thu lại được gì.

Dịch bệnh bất ngờ xảy đến, Sars-CoV-2 hiện vẫn chưa có vắc- xin đặc trị, vây tạo sao bạn không tự tăng cường sức đề khắng của mình bằng cách thay đổi thói quen, triệt tiêu những thói quen xấu và xây dựng thói quen tích cực?

Hãy cùng xem một bằng chứng sống: Tobias là nhà sáng lập của Semplice – một nền tảng thiết kế portfolio cho các nhà thiết kế, đồng thời là host của chương trình NTMY đã nhận được những gì sau 15 tháng không rượu, không cà phê nhé.

1. Tiết kiệm được 1.000 USD mỗi tháng

Sau 2 tháng kể từ khi bắt đầu ngừng uống rượu, tôi nhận thấy cứ như tự dưng có 1.000 USD đổ vào tài khoản. Con số đó tưởng chừng như khá nhiều và khó có thể đạt được tuy nhiên nếu thực hiện một vài tính toán thì bạn sẽ thấy nó cũng không có gì đặc biệt.

Tôi sống ở New York. Với 1.000 USD trích ra để uống rượu mỗi tháng nghĩa là tôi có 33 USD để tiêu xài cho loại đồ uống này mỗi ngày. Giả sử, tôi uống 2 – 3 ly cocktail (khoảng 10 USD/ly không tính tiền tips), cộng thêm việc thi thoảng mua về nhà một vài chai rượu, tôi hoàn toàn có thể tiêu đến 1.000 USD.

Một vài người nghĩ rằng chỉ có những người nghiện rượu nặng mới uống vậy nhưng hãy tin tôi, uống 1 hoặc 2 ly rượu mỗi ngày ở Mỹ là điều rất bình thường.

Ngoài ra, đi ra ngoài để uống café hay uống rượu nghĩa là tần suất ăn ngoài cũng thường xuyên hơn. Bạn không chỉ uống rượu, bạn đói, bạn mua đồ ăn và trước khi nhận ra điều mình đang làm thì bạn đã tiêu vượt quá số tiền mà bạn đã giới hạn hàng tháng.

Giữa đại dịch, các hàng quán buộc phải đóng cửa, cuộc sống không rượu, không cà phê: Tôi tiết kiệm được 1.000 USD/tháng, bớt buôn chuyện, giảm căng thẳng... - Ảnh 1.

2. "Buôn chuyện" ít hơn

Nếu có thứ gì thay đổi khiến tôi nhận ra đầu tiên thì đó phải là "sự thiếu tương tác xã hội" khi tôi bắt đầu bật chế độ xa lánh café và rượu.

Tôi không đi ra ngoài nhiều nữa. Tôi thấy mệt mỏi vì sẽ phải giải thích nhiều lần việc tại sao tôi ngừng café hay ngừng uống rượu trong khi trước với tôi chúng là niềm đam mê.

Nếu đi ra ngoài uống rượu, tôi thường chỉ tỉnh táo tối đa trong vòng 1 giờ. Đây chính là lúc duy trì được sự tập trung trước khi tôi tự biến mình một thành một kẻ say mèm.

Tôi không phải là người thích tiệc tùng. Dừng uống rượu cũng giúp tôi đi ra ngoài ít hơn và điều tuyệt vời là "lối sống" say xỉn dường như đang biến mất dần trong cuộc đời tôi. Nó giúp tôi nhận ra rằng nhiều mối quan hệ mà tôi đã gọi là "tình bạn" đa phần chỉ được duy trì bởi việc tôi có thường xuyên đi uống cùng họ hay không. Và sau câu nói "Đi nhậu thôi" là những kẻ say xỉn và chẳng thể làm chủ được cả hành động lẫn lời nói của mình.

3. Cải thiện chất lượng giấc ngủ

Loại bỏ rượu ra khỏi chế độ ăn uống đã cải thiện chất lượng giấc ngủ rất rõ rệt. Một giấc ngủ thật sự chứ không phải "chìm vào giấc ngủ" trong cơn say của những kẻ sặc mùi rượu.

Một giấc ngủ tốt sẽ cho bạn một ngày khởi đầu mới hoàn hảo. Trước đây, cả buổi sáng của tôi bị phá hủy hoàn toàn; ngay cả khi tôi chỉ uống 2 cốc bia vào buổi tối, tôi cũng cảm thấy mình chẳng có tí sức lực nào vào sáng hôm sau cả (nếu bạn vẫn đang ở độ tuổi 20 thì có thể, bạn chưa thực sự nhận ra điều này).

Giữa đại dịch, các hàng quán buộc phải đóng cửa, cuộc sống không rượu, không cà phê: Tôi tiết kiệm được 1.000 USD/tháng, bớt buôn chuyện, giảm căng thẳng... - Ảnh 2.

4. Không café đồng nghĩa với giảm căng thẳng và khủng hoảng hơn

Điều này có vẻ hơi phiến diện. Tuy nhiên, ngừng sử dụng café khiến tôi cảm thấy thư giãn hơn so với trước đây - uống nhiều café thường làm tôi thấy căng thẳng, lo lắng và ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Giờ đây vào mùa hè tôi uống trà đá và trà ấm vào mùa đông.

Tôi nhận thấy rằng "ra ngoài uống café" là hành vi có tính chất đám đông nhiều hơn là việc thưởng thức café thật sự. Tôi sẽ vẫn tham gia cùng mọi người nhưng sẽ thay café bằng một thức uống khác.

Nói chung, tôi hạnh phúc với quyết định của mình và không có mong muốn tiếp tục uống rượu hay café lần nữa. Tôi không yêu cầu bạn phải giống tôi. Nhưng bạn cũng nên biết điều gì là tốt điều gì là xấu cho sức khỏe của mình.

Dịch bệnh xảy đến chúng ta mới thấy trân quý sức khỏe của bản thân. Tiền tài, danh vọng cũng không mua nổi sức khỏe. Cuối cùng thì tài sản lớn nhất của đời người là được sống, được hạnh phúc và bình an. Vậy thì từ bây giờ hãy tạo dựng cho mình những thói quen tích cực để vui hơn, khỏe hơn và để sống lâu hơn.

Giữa đại dịch, các hàng quán buộc phải đóng cửa, cuộc sống không rượu, không cà phê: Tôi tiết kiệm được 1.000 USD/tháng, bớt buôn chuyện, giảm căng thẳng... - Ảnh 3.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại