Xuống ruộng giải "ngố"
Như Quỳnh, một cô gái 22 tuổi Hà Nội gốc. Quỳnh là sinh viên học viện Ngân Hàng vừa mới tốt nghiệp.
Chưa từng một lần biết đến cấy lúa là gì, chưa bao giờ phải tự tay đi chợ mua rau hay lựa chọn thực phẩm tươi ngon để nấu cơm, nhưng cơ duyên đã đưa cô đến với Nông nghiệp sạch với vai trò cộng tác viên.
Trước đây, Quỳnh nghĩ: "Làm nông là công việc lam lũ, vất vả, bán mặt cho trời, nhưng từ sau khi biết đến Nông Nghiệp Sạch, mình thấy rằng nông nghiệp là một trong những lĩnh vực có ý nghĩa thiết thực".
Diệu Linh, 23 tuổi là một cô gái Quảng Ninh, lớn lên trong gia đình không hề có truyền thống làm nông nghiệp. Ở nhà, Linh hầu như không phải mó tay vào bất cứ công việc gì. Cô gái này còn mang trong mình ước mơ với nghề MC.
Mới bước chân vào nghề 3,4 tháng, Linh đã biết tới và muốn được tham gia Nông Nghiệp Sạch – chương trình truyền hình thực tế mới triển khai từ tháng 11 năm 2016 do Đài truyền hình Việt Nam và Bộ NN & PTNT phối hợp chỉ đạo thực hiện.
Vượt qua vòng casting với hơn 20 MC khác cả có kinh nghiệm và thực tế, Linh hào hứng với công việc đi tìm hiểu về nông nghiệp sạch.
Hình ảnh Diệu Linh trong một chương trình Nông Nghiệp Sạch về mô hình nuôi cá tại Phú Thọ. Ảnh: Bizmedia
Nội dung chương trình Nông Nghiệp Sạch là phản ánh tới khán giả khắp cả nước những mô hình chăn nuôi, trồng trọt hay chuỗi sản xuất nông nghiệp sạch.
Tham gia với vai trò MC, Linh sẽ phải trải nghiệm thực tế cách bón phân, hái rau, cho lợn ăn, trồng cây hay tham gia vào các công đoạn trong quy trình làm ra một sản phẩm.
Đi cùng hơn 20 số phát sóng của Nông Nghiệp Sạch: "Tình yêu của em với những con người bình dị, những công việc bình dị ấy bỗng nảy nở" - Linh chia sẻ.
Làm nông nghiệp phải bằng cả trái tim
"Tham gia vào nông nghiệp sạch, em cảm thấy như mình có trách nhiệm hơn, cảm nhận được tình yêu và cả con tim của người nông dân gửi gắm trong chính từng cọng rau, con lợn, con gà mình nuôi" – Thùy Linh bồi hồi kể lại những cảm nhận khó quên của mình sau một chuyến đi quay Nông Nghiệp Sạch.
"Cứ tưởng làm nông đơn giản lắm, đến vụ thì gieo trồng, hết vụ thì thu hoạch, ai dè bắt tay vào tìm hiểu mới biết từ khâu chọn giống, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, phòng trừ sâu bệnh đều có những kỹ thuật riêng mà phải không ngừng học hỏi mới làm được"- Hoàng Nguyên, sinh viên năm cuối trường đại học Kinh tế Quốc dân chia sẻ thêm khi nói về dự định vào Lâm Đồng học làm nông nghiệp của mình.
Các mô hình sản xuất nông nghiệp tại Lâm Đồng đã và đang thu hút nhiều người trẻ tới học tập cách làm nông nghiệp sạch. Ảnh: Bizmedia
Đóng góp cho nền nông nghiệp sạch theo những cách khác nhau
Ngày nay, bên cạnh cách làm nông truyền thống, còn có nhiều bạn trẻ ứng dụng kiến thức và khoa học công nghệ vào cách làm nông nghiệp hay tham gia vào các hoạt động làm nông nghiệp sạch như sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
Các hoạt động này không những tạo ra thêm giá trị trực tiếp cho xã hội mà còn mang lại thu nhập khá cho bản thân và nhiều lao động.
Dù bằng cách trực tiếp tham gia vào quy trình sản xuất như Quỳnh, Nguyên hay các hoạt động truyền thông cho nông nghiệp sạch như Diệu Linh, những người trẻ này cũng chính là một trong nhiều những viên gạch khác tiếp tục đặt nền móng để nền nông nghiệp sạch Việt Nam trong tương lai.
Thông tin về trương chình truyền hình thực tế Nông Nghiệp Sạch
Phản ánh về các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch khắp 63 tỉnh thành và các đặc sản vùng miền được tạo ra theo quy trình ATTP
Thời gian phát sóng trên VTV1: 18h20 hàng ngày
Fanpage: facebook.com/nongnghiepsachtv
Youtube: https://www.youtube.com/NôngNghiệpSạch
Chuyên trang Nông Nghiệp Sạch: http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/nong-nghiep-sach
Hotline: 043.629.0688
Email: thongtin@nongnghiepsach.tv