Trái Đất là ngôi nhà của con người. Trái Đất có một bầu khí quyển dày đặc bảo vệ con người như một chiếc ô. Nếu không có bầu khí quyển, sự sống sẽ không còn tồn tại.
Bầu khí quyển của chúng ta luôn bị ảnh hưởng bởi gió Mặt Trời, và khoảng 100.000 tấn khí quyển bị mất đi mỗi năm. Nếu mọi thứ cứ tiếp diễn như vậy, liệu bầu khí quyển của Trái Đất có biến mất vào một ngày nào đó trong tương lai không?
Trái Đất là một hành tinh với bầu khí quyển dày khoảng 100 km so với bề mặt hành tinh. Đừng đánh giá thấp bầu khí quyển, chính vì nó mà có hàng ngàn loài sinh vật trên Trái Đất. Sự tồn tại của chúng ta đòi hỏi một môi trường ổn định, nhiệt độ ổn định, và tránh các tia vũ trụ. Tất cả đều do bầu khí quyển mang đến.
Khi một tiểu hành tinh va vào Trái Đất, bầu khí quyển sẽ tiêu hao một khối lượng thông qua lực ma sát liên tục. Khi một thiên thạch rơi xuống Trái Đất, vì khối lượng nhỏ nên sẽ không đe dọa đến sự tồn tại của con người.
Khi Mặt Trời đến gần Trái Đất, bầu khí quyển hấp thụ, tán xạ và phản xạ một phần nhiệt năng nên nhiệt độ Trái Đất sẽ không quá cao, đồng thời bầu khí quyển cũng giúp ta chống lại mọi thứ trong vũ trụ, ai cũng biết rằng nếu có một lỗ thủng tầng ôzôn thì tuổi thọ của con người sẽ bị rút ngắn đi rất nhiều khi bị tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím.
Có thể thấy, bầu khí quyển có ý nghĩa sống còn đối với sự sống. Tuy nhiên, sự phun trào năng lượng của Mặt Trời làm tăng tốc độ gió Mặt Trời và lấy đi một số lượng hạt khí khi nó đi qua Trái Đất. Mặc dù Trái Đất được bảo vệ bởi một từ trường có thể ngăn bầu khí quyển bị thổi bay hoàn toàn, 95.000 tấn hydro và 1.800 tấn heli vẫn bị gió Mặt Trời thổi bay hàng năm.
Trọng lượng của bầu khí quyển Trái Đất vào khoảng 6000 nghìn tỉ tấn, có nghĩa là sau một thời gian đủ dài, bầu khí quyển của Trái Đất sẽ trở nên mỏng hơn và cuối cùng biến mất. Tuy nhiên, sau thời gian dài quan sát và tính toán kỹ lưỡng, các nhà khoa học nhận thấy bầu khí quyển đã tương đối ổn định và không có dấu hiệu loãng đi.
Hóa ra mặc dù hàng năm mất đi một phần khí quyển nhưng tỷ lệ phần này lại vô cùng nhỏ, nếu giảm đi 100.000 tấn mỗi năm thì cũng phải mất gần 60 tỉ năm nữa mới có thể biến mất hoàn toàn.
Thực vật trên Trái Đất có thể thải ra ôxy trong quá trình quang hợp, còn động vật thải ra một số khí cacbonic khi chúng hít thở. Núi lửa phun trào và xác động thực vật phân hủy cũng có thể tạo ra khí, khí này sẽ đi vào khí quyển. Hơn nữa, Trái Đất cũng sẽ thu giữ một số hạt khí lang thang trong quỹ đạo của Trái Đất, nhờ đó mà trọng lượng của khí quyển sẽ luôn duy trì trạng thái cân bằng động.
Có vẻ như chúng ta dường như không cần phải lo lắng về việc Trái Đất sẽ mất đi bầu khí quyển. Tuy nhiên, nếu con người vẫn tiếp tục thải một số khí thải vào không khí như CFC, HFC và Freon, chúng sẽ phá hủy tầng ôzôn của Trái Đất.
Tầng ôzôn có nhiệm vụ hấp thụ tia cực tím trong khí quyển, nếu chúng ta tiếp tục sản xuất ra càng nhiều khí trên đi thì tầng ôzôn ngày càng mỏng đi, con người tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím nhiều hơn, khả năng ung thư da sẽ rất lớn.
Ngoài ra, việc phá hủy bầu khí quyển cũng sẽ dẫn đến hàng loạt tác động xấu như Trái Đất nóng lên và mực nước biển dâng cao, do đó việc bảo vệ bầu khí quyển là cấp thiết.
Theo quan điểm NetEase, phát triển kinh tế là quan trọng, nhưng bảo vệ môi trường liên quan đến sự sống còn của con người, nếu không có biện pháp bảo vệ bầu khí quyển thì trước hết mất khí quyển, sau đó mất nước, mất từ trường, mất sự sống. Cuối cùng, loài người sẽ đi đến tuyệt chủng.