“Giờ đây cục đất, cái cây đã biết nói năng”: Một công nghệ giúp Việt Nam tránh lãng phí gần 4 tỷ USD/năm

Dy Khoa |

Các dữ liệu về kết quả đo sẽ được cảm biến đẩy về ứng dụng smartphone.

Enfarm là một doanh nghiệp startup cung cấp các thiết bị cảm biến thông minh để đo dinh dưỡng trong lòng đất. Theo nhà đồng sáng lập Enfarm, ông Nguyễn Đỗ Dũng, các dữ liệu về kết quả đo sẽ được cảm biến đẩy về ứng dụng smartphone. Không chỉ cung cấp số liệu về độ ẩm, nhiệt độ, độ pH…, ứng dụng còn tích hợp tính năng gợi ý cho người nông dân phải làm gì dựa trên các dữ liệu thu được.

"Giờ đây cục đất, cái cây cũng đã biết nói năng, để giúp cho người nông dân thấu hiểu mảnh vườn của mình", đồng sáng lập Enfarm chia sẻ.

“Giờ đây cục đất, cái cây cũng đã biết nói năng”, nông dân có thể hiểu mảnh vườn của họ - Ảnh 1.

Thiết bị Enfarm được chôn xuống đất để đo các số liệu về độ ẩm, NPK...

Nói về động lực cho sự ra đời của sản phẩm, ông Nguyễn Đỗ Dũng cho biết, 60% nước và phân bón ở Việt Nam không được cây hấp thụ. Điều này gây ra sự lãng phí lên tới 3,6 tỷ USD mỗi năm. Phân bón dư thừa còn đầu độc đất đai, nguồn nước, tạo ra lượng khí thải lớn, gây hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu.

"Không chỉ gây ra những hậu quả về môi trường, việc bón và tưới dư thừa trong nông nghiệp còn làm hạ thấp năng suất cây trồng. Điển hình là cây sầu riêng, phần lớn các vườn sầu riêng mất khoảng 50% sản lượng do cây bị rụng trái vì sốc nước, sốc nhiệt và sốc phân", ông Dũng nói.

Bộ thiết bị đo dinh dưỡng  gồm 3 cấu phần: cảm biến cắm xuống đất, thiết bị đo và truyền dữ liệu, và ứng dụng Enfarm. Công nghệ của Enfarm có ưu điểm là độ chính xác cao và chi phí thấp. Chỉ cần bỏ ra từ 600.000 đồng, người nông dân có thể đo được các chỉ số NPK (nitơ, phốt pho, kali) với hiệu quả tương đương phòng thí nghiệm.

“Giờ đây cục đất, cái cây cũng đã biết nói năng”, nông dân có thể hiểu mảnh vườn của họ - Ảnh 2.

“Giờ đây cục đất, cái cây cũng đã biết nói năng”, nông dân có thể hiểu mảnh vườn của họ - Ảnh 3.

Kết quả đo sẽ được gửi về ứng dụng trên điện thoại thông minh.

Trên thị trường quốc tế, hiện có nhiều loại cảm biến đo đất với nhiều mức giá khác nhau, từ vài trăm nghìn đến cả triệu. Chủ yếu các cảm biến này chỉ có thể dùng để đo độ ẩm, độ pH, không đo được các chỉ số NPK. Những thiết bị đo được chỉ số NPK giá thành cao nhưng kết quả chưa chắc đã chính xác.

Enfarm muốn phát triển hệ sinh thái cho nông dân

Trong năm 2024, Enfarm đặt mục tiêu mở rộng và hoàn thành việc áp dụng công nghệ cho từ 1 đến 2 loại cây khác (như chuối, thanh long), tập trung ở Nam Trung bộ, Tây Nguyên và nỗ lực mở rộng đến Đồng bằng sông Cửu Long trong năm 2025.

Theo đại diện Enfarm, ở Tây Nguyên, diện tích đất trồng cây đã bị thoái hóa là rất lớn, dẫn đến chi phí sản xuất gia tăng theo thời gian để giữ vững năng suất, đe dọa khả năng phát triển bền vững của nông nghiệp Tây Nguyên.

Nhận thấy rõ vấn đề, Enfarm đã nắm bắt, giúp người nông dân gỡ nút thắt này. Nhờ công nghệ, lượng phân bón thay vì mất đi khi thất thoát thì sẽ được cây hấp thụ toàn bộ hoặc là ít nhất 90%. Như vậy, cây tăng trưởng tốt hơn, năng suất cao hơn, thu nhập nông dân dần cải thiện.

"Bón phân thông minh tạo ra một cánh cửa lớn để Enfarm bước vào vào lĩnh vực nông nghiệp. Dựa trên công nghệ đang phát triển, chúng tôi hướng đến tạo ra một hệ sinh thái trọn gói cho người nông dân", đại diện dự án cho biết.

“Giờ đây cục đất, cái cây cũng đã biết nói năng”, nông dân có thể hiểu mảnh vườn của họ - Ảnh 4.

Từ đây, nông dân hiểu hơn về mảnh đất của mình để điều chỉnh lượng phân bón, tưới tiêu.

“Giờ đây cục đất, cái cây cũng đã biết nói năng”, nông dân có thể hiểu mảnh vườn của họ - Ảnh 5.

Theo đó, Enfarm không chỉ giúp người nông dân cách bón phân phù hợp, thậm chí có thể trở thành nơi cung cấp phân bón chất lượng tốt dựa theo nhu cầu cụ thể từ mỗi vườn về dinh dưỡng.

Xa hơn, Enfarm không chỉ cung cấp đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, mà còn có thể hỗ trợ tài chính và lo đầu ra cho nông sản. Trong đó, Enfarm muốn trở thành công cụ chứng nhận vùng trồng, chứng nhận nguồn gốc đất không phải đất phá rừng, chứng nhận nông sản hữu cơ, nông sản sạch và cuối cùng là giúp bà con có thể thu nhập từ tín chỉ carbon - một lĩnh vực quan trọng trong nông nghiệp trong tương lai không xa.

Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề "Cộng đồng kiến tạo" tiếp tục tìm kiếm, vinh danh và kết nối những cá nhân, tổ chức đang dấn thân vì cộng đồng trên cả nước. Trong Lễ công bố Giải thưởng, tổ chức ngày 23/09/2024 tại khách sạn Sheraton Hanoi West, Human Act Prize chính thức công bố những điểm nhấn mới của Mùa giải 2024:

1. Ra mắt ấn phẩm "Dấu ấn tiên phong - Đổi mới trong tác động xã hội tại Việt Nam" – Cuốn cẩm nang hoàn chỉnh đầu tiên dành cho người hoạt động cộng đồng ở Việt Nam.

2. Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với các đơn vị hỗ trợ giải thưởng:

- PwC (PricewaterhouseCoopers) – Một trong bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới, tiên phong hỗ trợ doanh nghiệp tích hợp yếu tố bền vững vào hoạt động kinh doanh.

- Social Impact - Nền tảng giáo dục đầu tiên được thành lập bởi chính các nhà hoạt động cộng đồng ở Việt Nam nhằm thúc đẩy tri thức về phát triển bền vững.

- Nền tảng TikTok - Nền tảng video dạng ngắn hàng đầu thế giới, đồng hành lan tỏa những câu chuyện tích cực, tôn vinh những cá nhân, tổ chức đang nỗ lực vì cộng đồng, từ đó truyền cảm hứng cho nhiều người cùng chung tay tạo ra những thay đổi tích cực

- Đơn vị bảo trợ truyền thông: 13 cơ quan báo chí đã sẵn sàng đồng hành cùng Human Act Prize 2024 để lan tỏa những điều tốt đẹp nhất cho cộng đồng: Vietnamnet, Vietnam Plus, Lao động, Dân trí, Tiền phong, Đại Đoàn Kết, Công thương, Nông nghiệp, Dân Việt, Nhà báo và Công luận, Hà Nội Mới, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Đài Truyền hình TP HCM, TikTok

Cổng thông tin Đề cử dự án vì cộng đồng cho Giải thưởng Human Act Prize 2024, chính thức mở từ ngày 23/9/2024. Tất cả quý vị đều có thể đề cử tại đây.

Mỗi sáng kiến - dự án mà quý vị đề cử, sẽ góp phần kiến tạo, nâng bước cho các hoạt động vì cộng đồng và góp sức cho sự phát triển bền vững của Việt Nam.

“Giờ đây cục đất, cái cây cũng đã biết nói năng”, nông dân có thể hiểu mảnh vườn của họ - Ảnh 6.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại