Gìn giữ Tết để có những giây phút đoàn viên, người đi xa trở về, trao nhau món quà nồng ấm

Vũ Vũ |

Sau 1 năm miệt mài mưu sinh, cống hiến, Tết chính là dịp để mỗi người được nghỉ ngơi, sống chậm lại, dành thời gian cho gia đình, cho những người thân yêu ở quanh ta.

Cứ mỗi khi Tết đến, một điều quen thuộc mọi người thường hay nghe thấy là những tiếng than: Sao Tết đến nhanh vậy; Không biết thưởng Tết thế nào; Năm nay có người yêu về ra mắt gia đình không đây?,... Than thở là vậy, nhưng sâu trong lòng mỗi người dân đất Việt, ngày Tết cổ truyền vẫn là một dịp đặc biệt, mang lại cho mỗi người cảm xúc thiêng liêng.

Từ 23 tháng Chạp trở đi, sau lễ cúng ông Công ông Táo là không khí Tết đã rạo rực, rộn ràng. Mọi người bắt đầu dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa, mua sắm những đồ dùng cần thiết, nhiều gia đình vẫn còn giữ nếp gói bánh chưng ngày Tết. Người rửa lá, người ngâm gạo, ngâm đỗ, người thái thịt, gói bánh, mệt thật đấy, bận thật đấy, nhưng vui.

27, 28 Tết là lúc mọi người háo hức nhất, cái mùi của Tết, chẳng rõ là mùi gì nhưng đã thoang thoảng đâu đây. Những người xa quê bắt đầu gói ghém hành trang, mang chút quà dù to dù nhỏ trở về đoàn tụ, ngồi trên xe nghĩ đến nụ cười của bố mẹ nơi quê nhà mà lòng vui đến lạ.

Có lẽ, một trong những điều khiến nhiều người vẫn thích Tết, yêu Tết, là cảm giác được trở về, đoàn viên, quây quần bên gia đình. Cả nhà cùng ngồi bên mâm cơm, thấy con về có món gì ngon là bố mẹ làm cho bằng hết. Mọi người cùng trò chuyện với nhau, năm qua thế nào, năm tới ra sao, hay chỉ đơn giản là năm nay bố mua được cành đào, cây quất đẹp hơn năm ngoái cũng trở thành chủ đề rôm rả tiếng cười.

Gìn giữ Tết để có những giây phút đoàn viên, người đi xa trở về, trao nhau món quà nồng ấm - Ảnh 1.

Khoảnh khắc đêm giao thừa lành lạnh, không khí trong veo, cả nhà ngồi xem Táo Quân, mấy mẹ con sắp đồ chuẩn bị cúng. Thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới, bố lâm râm khấn gia tiên, cả nhà thức đón giao thừa, bọn trẻ vừa thức dậy còn ngái ngủ nhưng vẫn háo hức lôi bộ quần áo mới ra diện, ngắm nghía, cười đùa,... Tất cả trở thành thân thuộc, cũ mà mới, năm nào cũng lặp lại nhưng vẫn cho ta cảm giác hồi hộp, đợi mong.

Những tiếng chúc tụng, hỏi thăm, lì xì với người thân, bạn bè rộn ràng cả năm mới. Bữa cơm ngày Tết với bánh chưng, giò lụa, dưa hành,... Nhà nào cũng giống nhà nào nhưng cứ ngồi với nhau là vui khó tả. Xen lẫn cuộc đoàn viên, là những cuộc gọi cho người ở phương xa năm nay vì một lý do nào đó không thể về ăn Tết. Rưng rưng xúc động một chút rồi lại cười hẹn ngày gặp lại.

Ngày đầu năm khởi hành du xuân, đi chùa vãn cảnh cầu bình an, mùi khói nhang tỏa ra ấm áp cho chúng ta cảm giác bình yên, sống chậm lại sau một năm vất vả mưu sinh.

Tết là như vậy, trôi qua rất nhanh nhưng sẽ đủ để mỗi người có thể cảm nhận được cái đặc biệt của Tết. Để muốn gìn giữ Tết, gìn giữ những giá trị truyền thống của dân tộc.

Nếu không có Tết, ta cứ miệt mài cả năm bao giờ mới nghỉ? Bao lâu ta sẽ về nhà? Bao lâu được bên bố mẹ, anh em? Bao lâu mới hỏi thăm người thân một lần? Bao lâu mới có thể dành cho bạn bè, đồng nghiệp một món quà?

Tết cũng sẽ là nỗi nhớ nhung da diết, nghẹn ngào của những người đi xa nhưng điều kiện chưa cho phép họ trở về nhà. Là sự tủi thân xen lẫn hạnh phúc vỡ òa khi nhận được món quà từ phương xa gửi tới. Dù có không ở cạnh nhau, Tết vẫn là sợi dây giúp chúng ta gắn kết với những người thương yêu của mình.

Gìn giữ Tết để có những giây phút đoàn viên, người đi xa trở về, trao nhau món quà nồng ấm - Ảnh 2.

Tết này, hãy để 333 gắn kết tình thân của bạn bằng chương trình "Quà Tết đậm đà, tình thân sâu sắc". Vượt mọi khoảng cách, 333 sẽ gửi trao đến người thân của bạn món quà Tết đậm tình cùng những lời nhắn gửi chân tình trong mỗi phần quà may mắn. Ngoài ra, 3 chuyến du lịch để hội ngộ tình thân sẽ dành cho 3 người tham gia may mắn và có lượt bình chọn cao nhất. Tham gia ngay tại đây: Link 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại