Giáo sư Mỹ bị phản đối vì nghi ngờ kết quả chống COVID-19 của Việt Nam

Bình Giang |

Ngày 9/6, GS Steve Hanke, một nhà kinh tế học công tác tại ĐH Johns Hopkins, đăng trên trang Twitter cá nhân đã đưa Việt Nam vào danh sách những nước không cung cấp dữ liệu về dịch COVID-19 khi số liệu thống kê trên trang worldometers.info nhiều ngày liên tục đều ghi nhận Việt Nam không có ca mắc mới.

Giáo sư Mỹ bị phản đối vì nghi ngờ kết quả chống COVID-19 của Việt Nam - Ảnh 1.

GS Steve Hanke

Dựa trên dữ liệu về số bệnh nhân COVID-19 do trang worldometers.info thống kê, GS Hanke đưa ra danh sách những nước không cung cấp dữ liệu về dịch COVID-19. GS Hanke đưa Trung Quốc, Ai Cập, Syria, Yemen, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam và Ấn Độ vào danh sách này.

Đoạn tweet của ông Hanke nhanh chóng vấp phải chỉ trích từ nhiều phía. Tổng số 285 nhà nghiên cứu và chuyên gia về y tế công cộng cũng như người dân quan tâm từ khắp thế giới đã viết thư gửi đến ĐH Johns Hopkins để yêu cầu GS Hanke rút tweet của mình về Việt Nam.

Trước sức ép đó, GS Hanke ngày 16/6 đăng một đoạn tweet khác về Việt Nam: “Trái ngược với hình ảnh tôi đăng lên tuần trước, Việt Nam hoá ra có hồ sơ 'hoàn hảo' trong cuộc chiến chống virus corona. Số liệu chính thức của Việt Nam cho thấy Việt Nam không có ca tử vong nào do COVID-19”. Tuy nhiên, GS Hanke không xoá đoạn tweet hôm 9/6.

Giáo sư Mỹ bị phản đối vì nghi ngờ kết quả chống COVID-19 của Việt Nam - Ảnh 2.
Đoạn tweet ngày 16/6 của GS Hanke về Việt Nam. (Ảnh chụp màn hình)

Trên thực tế, Việt Nam không tự khen thành quả chống COVID-19 của mình, mà trong thời gian qua hàng loạt báo chí quốc tế đăng tải rất nhiều bài viết ca ngợi công cuộc chống dịch của Việt Nam dựa trên các cuộc điều tra và phỏng vấn độc lập.

Trong bài viết có tựa đề “Sau khi xét nghiệm hàng loạt một cách quyết liệt, Việt Nam cho biết đã khống chế được virus corona” đăng ngày 30/4, Hãng tin Reuters dẫn lời ông Matthew Moore, một chuyên gia đang làm việc tại Hà Nội của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), cho biết: “Các bước đi rất dễ mô tả nhưng khó triển khai, nhưng họ (Việt Nam) đã rất thành công trong việc triển khai chúng hết lần này đến lần khác”.

Ông Moore cũng khẳng định CDC có “sự tin tưởng lớn” vào nỗ lực chống dịch của Chính phủ Việt Nam.

Tỷ lệ xét nghiệm 791 trên mỗi ca bệnh được xác nhận ở Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới tính đến lúc đó. Đài Loan (Trung Quốc) ở mức thứ hai với 140 xét nghiệm trên mỗi ca.

Ông Kidong Park, đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, nói với Reuters rằng không có dấu hiệu nào cho thấy có ổ dịch nào xảy ra ngoài số liệu báo cáo của Chính phủ Việt Nam.

Các chuyên gia đánh giá rằng sự kết hợp những yếu tố gồm thống nhất về lãnh đạo, một nền kinh tế mở và ý thức của người dân về những đợt dịch bệnh trước đây làm nên bài học thành công của Việt Nam.

Quản lý 13 nhà tang lễ ở Hà Nội mà Reuters liên hệ khẳng định họ không ghi nhận số ca tử vong gia tăng trong thời gian Việt Nam chống COVID-19. Một quản lý cho biết số lượng lễ tang còn giảm xuống trong thời gian phong toả nhờ lưu lượng giao thông giảm đáng kể.

Todd Pollack, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm đến từ Trường Y Havard và hiện công tác tại Hà Nội, cho biết chưa đến 10% số người dương tính với virus corona ở Việt Nam trên 60 tuổi – nhóm tuổi dễ tử vong vì COVID-19 nhất. Ông nói rằng tất cả bệnh nhân ở Việt Nam đều được theo dõi chặt chẽ trong các cơ sở y tế và được chăm sóc tốt.

Ông Pollsack so sánh Việt Nam với Hàn Quốc – quốc gia rất thành công trong triển khai xét nghiệm hàng loạt và giữ tỷ lệ tử vong ở mức thấp.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại