Nguồn tin từ Quân đội Ấn Độ cho biết, lễ bàn giao được tổ chức tại xưởng của Căn cứ Quân đội số 505 ở New Delhi.
Hơn 200 bộ phận và cụm thiết bị đã được tháo rời và lắp ráp lại bằng công nghệ và máy móc chuyên dụng của một nhà sản xuất đến từ Nga.
Phiên bản xe tăng T-90S Bhishma Mk 3 được trang bị hệ thống theo dõi mục tiêu tự động thế hệ mới, máy tính đường đạn kỹ thuật số và hệ thống ngắm tối tân.
Hệ thống quan sát của trưởng xe được trang bị thiết bị khí tài chụp ảnh nhiệt hồng ngoại sóng giữa (MWIR), cho phép phát hiện mục tiêu ở cự ly 8 km vào ban ngày và ban đêm.
Ngoài ra xe tăng T-90S Bhishma Mk 3 còn được trang bị máy đo xa laser mới với phạm vi phát hiện mục tiêu lên tới 5 km.
Kíp chiến đấu đã nhận được điện đài kỹ thuật số do công ty Alpha Design Technologies của Ấn Độ sản xuất.
Khả năng bảo vệ chống mìn cũng được tăng cường, một số cải tiến khác đã được thực hiện, bao gồm trang bị lớp giáp phản ứng nổ Kontakt-5 và hệ thống phòng vệ chủ động Saab LEDS-150.
Vũ khí của xe tăng bao gồm pháo nòng trơn 2A46M-5 125 mm với bộ nạp đạn tự động, súng máy đồng trục 7,62 mm và súng máy phòng không điều khiển từ xa cỡ 12,7 mm.
Trở lại năm 2006, Ấn Độ đã ký thỏa thuận với Nga để sản xuất 1.000 xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S.
10 chiếc xe tăng T-90S đầu tiên lắp ráp tại Nhà máy Xe hạng nặng (HVF) theo thỏa thuận trên đã được bàn giao cho Quân đội Ấn Độ vào tháng 8 năm 2009.
Cho đến thời điểm năm 2019, báo chí biết rằng các doanh nghiệp Ấn Độ mới chỉ sản xuất không quá 500 xe tăng T-90S theo cấp phép, tức là một nửa so với kỳ vọng.
Ngoài ra chính phủ Ấn Độ đã lên kế hoạch hiện đại hóa và xuất khẩu toàn bộ các xe tăng T-72, bao gồm khoảng 2.500 chiếc, quá trình được thực hiện cùng với Nga.
Ấn Độ có kế hoạch loại bỏ toàn bộ 2.500 xe tăng T-72 để thay thế bằng T-90S.
Theo Militarnyi