Vừa qua, scandal của The Voice đang gây bão thực sự trên các phương tiện truyền thông.
Vấn đề hiện tại
không chỉ là những nghi vấn xoay quanh clip tố giác hay đôi ba câu nói
của Phương Uyên, mà đến hôm
nay, đây là rắc rối của cả một hệ thống xây dựng chương trình: từ công
ty tổ chức, ekip thực hiện đến đơn vị phát sóng – đài truyền hình Việt
Nam VTV.
Mà trong đó, đơn vị chịu trách nhiệm lớn nhất trước khán giả chắc chắn là nhà đài VTV.
Scandal The Voice một phần đã làm lộ sự "mềm yếu" của VTV
Một điều hiểu nhiên, VTV là đơn vị truyền hình lớn nhất, uy tín nhất ở nước ta. Hầu hết các chương trình đều nhận được rất nhiều sự quan tâm của khán giả cả nước.
Nhưng không phải vì thế mà tất cả các cuộc thi được
phát sóng trên đó đều “trong sạch”.
Và The Voice hiện tại thực tế cũng chẳng phải là chương trình đầu tiên bị lộ thông tin hậu trường làm hoang mang khán giả.
The Voice và sự dễ dãi của VTV
Chiều ngày 11/9, BTC cuộc thi Giọng hát Việt đã tổ chức buổi họp báo nhằm cung cấp những thông tin chính xác sau scandal gây chấn động dư luận có liên quan đến Giám đốc âm nhạc Phương Uyên.
Những tưởng câu chuyện mập mờ trong clip sẽ được đưa ra ánh sáng và lấy lại niềm tin nơi người xem.
Nhưng rốt cuộc, tất cả những gì công chúng nhận được chỉ là sự rối rắm ngay trong cách tổ chức buổi họp báo, những quan điểm lòng vòng chưa thống nhất, những giọt nước mắt ân hận, đôi ba lời bao che nghe có vẻ ngụy biện, sự ủng hộ không đúng lúc… và không một lời giải thích cặn kẽ, không tìm được cái kết làm an lòng dư luận.
Rất rất nhiều phóng viên sau buổi họp báo cảm thấy vô cùng bức xúc. Còn khán giả thì hoang mang giữa một rừng thông tin không mấy hay ho dành cho BTC và cuộc thi.
Thế
nhưng, điều bài viết muốn nhắc đến ở đây là cách đón nhận vụ lùm xùm
này của VTV.
Hình như họ quá dửng dưng với những băn khoăn của người xem đài. Tất nhiên là chẳng ai biết nhà đài có làm ngơ thật hay không. Nhưng đoạn phát sóng buổi họp báo trên mục Cà phê sáng phát sóng lúc 6h30 hôm 12/9 đã khiến những ai quan tâm đến chương trình… “ngã ngửa”.
2’30s
là thời lượng mà VTV dành ra để tóm lược buổi họp báo dài 2 tiếng của
BTC. Không hiểu vì sao lại có một cách cắt xén quá tay đến như vậy.
Công chúng thời nay không chỉ xem tin trên mỗi TV, họ có quá nhiều phương tiện khác để kiểm chứng những gì đã thực sự xảy ra. Nhất là trong tình trạng tất cả các báo mạng đều liên tục đăng thông tin về buổi họp báo và phản ứng của báo giới.
Rõ ràng trong riêng việc phát sóng, VTV đã làm có một động thái chưa thực sự công bằng, chưa đảm bảo truyền tải đầy đủ nội dung cuộc họp.
Đại diện VTV trả lời khá lòng vòng và không làm thỏa mãn khán giả
Vào
cuối ngày sau khi buổi họp báo được lên sóng, đại diện VTV đã lên tiếng
chính thức về vụ việc này.
Tuy nhiên, bài phỏng vấn kia cũng không giúp cho mọi thứ trở nên đơn giản hơn. Đại diện nhà đài vẫn tìm cách trả lời chung chung, không đưa ra được một cách giải quyết làm yên lòng khán giả.
Nhân The Voice, nhớ đến Vàng Anh
Hiện
tại, mọi thông tin mà VTV truyền đến người xem chỉ là những giọt nước
mắt, sự hối hận và xin tha thứ, không đưa ra bất kỳ một giải quyết cứng
tay nào.
Việc này khiến người ta chợt nhớ đến vụ Nhật ký Vàng Anh 5 năm trước. Khi Hoàng Thùy Linh lộ
clip đen với bạn trai, VTV cũng chỉ phát sóng một đoạn clip chia tay và
dùng đó kết thúc mọi chuyện.
Trước đó, nhiều khán giả hy vọng đây sẽ là
chương trình mà người trong cuộc giãi bày, nói tiếng nói chân thực,
nhìn nhận nghiêm khắc chính bản thân mình của Thùy Linh.
Nhưng rốt cuộc, lại là nước mắt, là những lời thanh minh, bao bọc, che chở, tha thứ quá ưu ái cho cô gái trẻ này.
Họp báo The Voice chẳng khác mấy với video Hoàng Thùy Linh xin lỗi khán giả trong nước mắt
Dư
luận sau đó bất bình, đặc biệt là các bậc phụ huynh. Họ cho rằng sự dễ
dãi của người lớn mà ở đây là những người hợp tác sản xuất chương trình,
đã làm hư hỏng thế hệ trẻ.
Họ cần một cách xử lý mạnh tay hơn, mang tính răn đe hơn để giáo dục lứa tuổi mới lớn. Nhưng gần như sau đó chẳng một chương trình truyền hình nào nhắc lại vấn đề kia. Mọi thứ chìm vào quên lãng.
VTV trong vụ The Voice đang đi vào vết xe đổ của Nhật ký năm nào. Có lẽ những người có trách
nhiệm với những nội dung được phát sóng rộng rãi cho công chúng đã và
đang quá xem nhẹ chất lượng thông tin.
Mà quan trọng hơn, nhà đài chưa thực sự thể hiện được sự tôn trọng dành cho khán giả ủng hộ chương trình.
Kết
Chuyện về sự thất vọng của công chúng giữa các nguồn thông tin giờ đã không còn xa lạ. Hầu như báo chí nào cũng đăng vài ba bài về đề tài ấy.
Cả câu
hỏi nghe ngậm ngùi “Giờ khán giả biết tin vào ai?” cũng
đã được nêu lên đâu đó trong các bài viết của những trang báo mạng.
Kể thì cũng xót xa, báo có báo lá cải hay đưa tin sai lệch đã đành, nay đến cả đài truyền hình quốc gia cũng nhiều khi cũng không thẳng tay răn đe những hành động gian dối. Cuối cùng cũng chỉ có người xem đài hoang mang và mất niềm tin.