Trên thế giới, ảnh của paparazzi không được xếp vào một loại giải thưởng nào, là một nghề không được tôn vinh. Giải thưởng và sự tôn vinh đối với người làm paparazzi chính là những khoản tiền kếch xù và được thỏa mãn đam mê mạo hiểm.
Tuy nhiên, thế giới lại không thể thiếu họ, đặc biệt là lĩnh vực giải trí vẫn luôn cần đến họ và họ là đối tượng “kích cầu” cho báo chí khai thác chuyện đời tư của ngôi sao phát triển.
Đề tài mà paparazzi khai thác nhắm vào đời tư, góc khuất của người nổi tiếng, được trả nhiều tiền, bất kể đó là hình ảnh gì, có được phép chụp hay không, tác động đến đối tượng trong ảnh ra sao.
Sự lăn xả của các Paparazzi.
Những Paparazzi nhân tính
Ở 1 góc độ khác, ít ai biết và công nhận, Paparazzi còn là những người đưa sự thật ra ánh sáng, mà sự thật đó có khi làm rung chuyển cả một thể chế hay một quyết sách chiến lược tầm cỡ quốc tế trong chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao, văn hóa, xã hội…
Xã hội hiện nay gọi họ là các Paparazzi cổ điển - những "thợ săn ảnh" còn nhân tâm. Họ làm việc trong thầm lặng và bí mật để làm cho xã hội đẹp lên qua những thước hình. Họ lăn xả vì lẽ phải và luôn làm việc với một cái đầu nóng nhưng có nhân tính. Tuy nhiên, những Paparazzi như vậy đang dần "tuyệt chủng".
Hans Paul - Paparazzi người Đức nổi tiếng thế giới - người được mệnh danh là “ông vua paparazzi”, chia sẻ: "Ngày nay ai cũng có thể chụp hình được. Nhưng chụp mà không để người bị chụp nhận thấy, chỉ như vậy mới là nghệ thuật, và không phải ai cũng có thể làm được việc này bởi vậy mà có rất nhiều bức ảnh đã được tạo ra bằng bạo lực và phi nhân tính."
Để nói về những Paparazzi nhân tính, có rất nhiều ví dụ có thể đưa ra để ca ngợi.
Những vụ bê bối tình ái của các chính khách Á, Âu, Mỹ… gần đây như một minh chứng cho việc paparazzi đưa ra ánh sáng cuộc sống “không lành mạnh” của họ.
Thế giới vẫn không quên vụ Silvo Berlusconi bị cáo buộc lạm dụng công quỹ để tiệc tùng trác táng với các khách hàng tuổi vị thành niên sau khi có những bức ảnh của Paparazzi cho thấy ông đã sử dụng máy bay công vụ để đưa bạn đến đảo Sardinia.
Những vụ việc nhỏ hơn nhưng góp phần phơi bày sự thật ra ánh sáng cũng có thể được kể đến, điển hình như các vụ phanh phui ngoại tình của các ngôi sao Hollywood.
Thế giới giải trí của nước Mỹ vẫn chưa hết xôn xao về những bức ảnh của các Paparazzi đã tố cáo Kristen Stewart phản bội Robert Robert Pattinson để đến với vị đạo diễn đã có vợ con Rupert Sanders.
Trong khi Kristen và Rupert đang quấn quýt quên trời đất thì cách đó không xa, một paparazzi vừa bấm máy lia lịa, vừa điện thoại, gọi người "chi viện". Lô ảnh, trị giá khoảng hơn 5 tỉ đồng, là kết quả của nhiều ngày phục kích theo "mật lệnh" của tờ Us Weekly. Câu chuyện vụng trộm của Kristen được kể lại bằng ống kính của 4 tay máy.
Vụ ngoại tình đình đám của Kristen và Rupert bị Paparazzi phanh phui.
Chỉ đến khi về văn phòng, 4 người họ mới nhận ra người thứ hai trong ảnh là Rupert Sanders."Ôi Chúa ơi, cô ấy không chỉ lừa dối Rob, mà còn cặp với anh chàng đã kết hôn và có hai con. Đây chắc chắn là một vụ tai tiếng lớn", Scott Cosman nói trên Los Angeles Times.
Phi
vụ này của các Paparazzi làm tổn thương những người trong cuộc nhưng nó
có giá trị bởi nó là sự thật! Và đặc biệt, hơn, nó làm kết thúc mối
tình vụng trộm và sai trái này.
Kẻ xấu xa chuyên rình lén
Nỗi ám ảnh của sao.
Những cuộc săn lùng luôn gắn với Paparazzi. Nhưng nếu dùng chung tên gọi Paparazzi cho những kẻ chuyên rình lén và xâm phạm một cách thô bạo đời tư cá nhân của các nhân vật nổi tiếng thì có lẽ sẽ ảnh hưởng lớn tới những Paparazzi cổ điển. Bởi vậy, ở Hollywood kinh đô ánh sáng - nơi nổi tiếng bởi nghề săn ảnh gọi những kẻ này là các “shooter” - những kẻ chỉ biết rình rập rồi rút máy ảnh, làm các sao kinh hãi rồi cứ thế mà bấm máy.
Các tay “shooter” vẫn bị các sao coi như một nỗi kinh hoàng bởi đó chính là những kẻ đã tung ra những bức ảnh riêng tư nhất của họ như đi đâu, ăn gì, làm gì, hẹn hò với ai... cho cả thế giới cùng chiêm ngưỡng. Những Paparazzi này là “kẻ xấu” không được hoan nghênh.
Không chỉ khiến các ngôi sao nổi giận và phiền phức vì bị xâm phạm đời tư, những tay máy này còn gây ra không ít tai họa về cả sinh mạng lẫn sự nghiệp của nhiều người.
Hơn 10 năm trước, vào tháng 8 định mệnh, cánh săn ảnh đã bị kết tội làm nên cái chết thương tâm của Công nương Diana của nước Anh tại đường hầm Paris (Pháp).Trường hợp những shooter săn đuổi, khiến công nương Diana tử nạn dù không phải là tiêu biểu cho thế giới paparazzi nhưng nó phản ánh mặt trái của nghề này. Lindsay Lohan cũng từng bị săn đuổi và và gây ra một vụ tai nạn.
Vô hình chung, những ngôi sao phải "xù lông" để phản vệ trước những tay máy "chó săn".
Tại sân bay Quốc tế Auckland, New Zealand, ca sĩ Bjork đã xé rách chiếc áo phông của một tay máy ra làm đôi sau khi anh này cố tình chụp ảnh của cô mà không được phép.
Hình ảnh công chúa nhạc pop Britney Spears tay lăm lăm chiếc ô đập túi bụi vào chiếc SUV sẽ không bao giờ phai trong trí nhớ của các paparazzi. Đó là thời điểm khủng hoảng nhất của Britney, khi cô tự tay cạo trọc mái tóc dài của mình và rất hung hăng khi bị các tay săn ảnh soi mói.
Britney hung hăng khi bị các tay săn ảnh soi mói.
Nam diễn viên Hugh Grant cũng có một số sự cố đáng nhớ với đội "chó săn". Năm 2006, anh ném cả chậu cây vào một tay săn ảnh. Còn năm 2009, anh cho một các tay săn ảnh xơi cú đá trời giáng vào háng.
Nước Mỹ, nơi được mệnh danh là đất nước “tự do” dù chưa hiện thực hóa cũng bắt đầu nghĩ tới một điều luật quy định hoạt động của Paparazzi từ thành phố Los Angeles.
Có thể hiểu được rằng, chính những khoản tiền kếch xù các tay săn ảnh họ có được từ các bức ảnh… đã làm cho Paparazzi trở thành những kẻ mù quáng và liều lĩnh, bất
chấp tất cả liêm sỉ, đạo đức, nhân phẩm và sự tôn trọng luật pháp.
Paparazzi chỉ cần đạt được điều mình muốn, không cần biết hậu quả sau đó
như thế nào, với họ chụp được một tấm ảnh ưng ý như yêu cầu thì đó là
một cuộc “đổi đời” đã biến họ thành các “shooter” ám ảnh của xã hội.