Theo phong tục của Ấn Độ, cô dâu, chú rể phải mặc những bộ quần áo theo đúng nghi lễ, đeo những trang sức được thiết kế tinh xảo nhất, trùm khăn đội đầu, vẽ mặt như một cách trang điểm trong ngày trọng đại.
Tục vẽ Mehendi giống như một cách xăm mình nhưng không hề đau đớn và cũng giữ được một thời gian. Đây là một trong những cách trang điểm trên cơ thể của cô dâu Ấn Độ, mang ý nghĩa biểu tượng cho hạnh phúc và may mắn.Người ta dùng màu nước được làm từ lá của cây móng vẽ lên chân, tay, lưng hoặc một số vị trí khác trên cơ thể.
Vì gia đình quá nghèo, bố mẹ Anandi đã dùng nhiều cành cây móng màu sẫm để vẽ cho con gái với hy vọng cô bé được nhà chồng yêu quý.
Cách trang điểm dành cho phụ nữ có chồng được nhấn mạnh ở "cửa sổ tâm hồn", giúp đôi mắt trở nên to và sắc nét. Nhân vật mẹ chồng (phải) và bác chồng (trái) mang nét đẹp truyền thống của người Ấn. Họ cũng được phục sức rất cầu kỳ bởi gia đình nhà chồng Anandi giàu có nhất làng.
Chỉ tính riêng trang sức đeo trên người cũng khiến một nhân vật nữ giới trong phim phải thấy mệt. Nhưng điều đó lại thể hiện sự giàu có, hạnh phúc theo quan điểm thẩm mỹ của người Ấn Độ. Khuyên tai, vòng cổ, ngọc trai đính trên trán đều được thiết kế tinh xảo thành dạng chùm, to bản.
Chiếc vòng cổ tới 5 lớp ngọc trai và đá quý mà chị dâu Anandi đeo trong ngày cưới khiến nhiều khán giả phải "ngả mũ" thán phục.