Bí mật chưa kể đằng sau bộ phim đầu tiên thắng giải Oscar

Gia Linh |

Điều gì tạo nên bộ phim đầu tiên trong tổng số 88 bộ phim giành giải thưởng Oscar trong hạng mục quan trọng nhất.

Bộ phim câm ầm ĩ nhất mọi thời đại

Wings (1927) là một bộ phim thuộc thể loại phim câm được sản xuất bởi hãng phim Paramount. Bộ phim kể về hai người bạn thân cùng đem lòng yêu một cô gái xinh đẹp khi cả hai đang là phi công chiến đấu trong thế chiến thứ nhất.

Poster của bộ phim.
Poster của bộ phim.

"Tuyệt vời", "Ấn tượng", "Xúc động" và "Sửng sốt" chỉ là một số ít trong vô vàn mỹ từ mà các nhà phê bình phim dành cho Wings.

Trong 63 tuần liên tiếp bộ phim thu hút đều đặn một lượng khán giả đông đảo tới rạp Criterion ở thành phố New York và tiếp tục chiếu trong vòng hai năm tiếp theo tại các rạp ở thành phố này.

Bộ phim có sự tham gia của nữ diễn viên chính Clara Bow và hai nam diễn viên Charles 'Buddy' Rogers, Richard Arlen. Thành công của bộ phim đã đưa những tên tuổi này lên hàng ngôi sao.


Ba diễn viên chính của bộ phim (từ trái sang) Richard Arlen, Clara Bow và Charles Buddy Rogers.

Ba diễn viên chính của bộ phim (từ trái sang) Richard Arlen, Clara Bow và Charles 'Buddy' Rogers.

Cho tới nay, bộ phim này vẫn là một hiện tượng của nền điện ảnh Hollywood khi đồng thời là bộ phim đầu tiên giành được giải Oscar cho phim hay nhất và cũng là một trong hai bộ phim câm duy nhất được giải này.

Năm 2012, The Artist là cái tên thứ hai được xướng lên.

85 năm sau khi bộ phim được ra mắt, hãng sản xuất Paramount đã chi ra hơn 700,000 đô để phục dựng lại bộ phim, nhân dịp kỉ niệm sinh nhật lần thứ 100 của hãng. Bản phim được phục dựng đã thu hút một lượng lớn khán giả tới rạp để thưởng thức một tác phẩm kinh điển của nền điện ảnh.

Phía sau thành công của bộ phim

Bộ phim được ra mắt lần đầu tiên tại thành phố New York, Mỹ vào ngày 12 tháng 8 năm 1927. Ngay lập tức phim đã tạo nên tiếng vang lớn ở kinh đô điện ảnh Hollywood.

Ở thời điểm đó hiếm có một bộ phim nào vừa mang yếu tố chiến tranh, vừa mang yếu tố tình cảm như Wings. Chính vì vậy bộ phim cần có quá trình sản xuất đặc biệt hơn so với các bộ phim thường thấy.

Đầu tiên là về những cảnh quay chiến đấu trên không. Wings là bộ phim có đề tài chiến tranh đầu tiên sử dụng máy bay chiến đấu.


Một cảnh quay chiến đấu trong phim.

Một cảnh quay chiến đấu trong phim.

Cả hai nam diễn viên chính là Charles Rogers và Richard Arlen đều là những người từng gia nhập quân đội và biết lái máy bay, tuy nhiên họ lại không hề có kinh nghiệm chiến đấu bằng phi cơ.

Thời điểm những năm 1920 người ta vẫn chưa thể sử dụng máy tính để hỗ trợ cho con người nhưng đoàn làm phim lại có đạo diễn William A. Wellman, một người đã có kinh nghiệm làm phi công chiến đấu.

Đạo diễn William A. Wellman là người có kinh nghiệm làm phi công chiến đấu.
Đạo diễn William A. Wellman là người có kinh nghiệm làm phi công chiến đấu.

"Chúng tôi đã phải tập dượt với hơn 3500 quân nhân và 65 phi công trong vòng 10 ngày... Mọi người đều rất quyết tâm để thực hiện." Đạo diễn William Wellman chia sẻ trong hồi kí của ông.

Đoàn làm phim tửng phải hoãn quay tới tận 18 ngày để phim trường ngoài trời Santonio ở điều kiện thời tiết tốt nhất.

Một điều đáng chú ý nữa là Wings có những cảnh quay vô cùng xuất sắc. Những máy quay tưởng chừng như đang bay ở phía sau màn ảnh. Từ những cảnh quay đơn giản như một cặp nhân tình ngồi trên xích đu thì máy quay cũng phải "đu" theo họ.

Một cảnh phim trong nhà hàng cũng đã trở thành cảnh quay thương hiệu của bộ phim. Trong cảnh này máy quay dường như đang bay lướt qua từng nhân vật trong phim.

Cảnh phim góp phần tạo nên thương hiệu của Wings (1927).
Cảnh phim góp phần tạo nên thương hiệu của Wings (1927).

Quan trọng nhất là những cảnh quay chiến đấu trên không, những trận hỗn chiến vẫn còn khiến khán giả phải kinh ngạc cho tới nay hoàn toàn được các diễn viên thực hiện với máy quay được gắn ngay trên thân máy bay.

Bên cạnh giải thưởng quan trọng nhất, Wings còn nhận thêm một giải Oscar cho hiệu ứng kĩ thuật trên phim tốt nhất. Điều này hoàn toàn xứng đáng cho những nỗ lực mà đoàn làm phim bỏ ra

Nói đến phim Wings thì ngoài những cảnh quay hoành tráng, người ta còn nhớ đến chuyện tình tay ba mà trung tâm là nhân vật Mary Preston, được thể hiện bởi nữ diễn viên Clara Bow, cô được biết đến như một trong những biểu tượng sex của thời đại.

Nét đẹp của nữ diễn viên Clara Bow.
Nét đẹp của nữ diễn viên Clara Bow.

Hollywood chưa hề thiếu những bóng hồng, nhưng có lẽ chỉ có Clara Bow mới phù hợp với vai diễn này. Nhân vật Mary Preston là một cô gái vừa có nét ngây thơ nhưng cũng rất gợi tình, vừa như một người bạn thân nhưng cũng đồng thời là người bạn tình mà ai cũng khao khát.

Nét đẹp hình thể của Clara Bow cũng được phô diễn trong bộ phim. Wings là một trong những phim chính thống đầu tiên có cảnh khỏa thân. Khán giả may mắn được chiêm ngưỡng Clara chốc lát trong một cảnh thay quần áo của nhân vật Mary Preston.

Tình anh em giữa hai nhân vật chính cũng được nhấn mạnh, đặc biệt là qua nụ hôn giữa hai người ở cuối phim, khi nhân vật David Armstrong đang lúc lâm chung. Đây không phải là một nụ hôn đồng tính mà đơn giản chỉ là thể hiện tình cảm anh em của nhân vật Jack Powell với David.

Nụ hôn nổi tiếng nhất của bộ phim.
Nụ hôn nổi tiếng nhất của bộ phim.

Cảnh quay đã tạo nên tiếng vang lớn và vẫn là đề tài cho khán giả bàn luận bởi điều này chưa hề có tiền lệ ở Hollywood.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại