Asia's Next Top Model: Mai Ngô - chỉ đanh đá thôi liệu có đủ?

Jung Bé |

Là con mồi béo bở để chương trình câu rating, nhưng cơ hội tiến xa của Mai Ngô tại Asia's Next Top Model thì vẫn cần xem xét lại.

Câu chuyện một thí sinh Việt Nam tham gia Asia’s Next Top Model mùa 4 bị các thí sinh khác ghen ghét vì “ăn nhiều”, “đanh đá” đang được rất nhiều người quan tâm.

Đa số ủng hộ Mai Ngô, ủng hộ tính cách “bitchy” của cô nàng và cho rằng Việt Nam “phải như vậy” để không bị bắt nạt hay chìm nghỉm như các mùa trước.


Đại diện Việt Nam tham gia ANTM mùa 4: Ngô Quỳnh Mai, sinh năm 1995.

Đại diện Việt Nam tham gia ANTM mùa 4: Ngô Quỳnh Mai, sinh năm 1995.

Thử tưởng tượng xem, trong một ngôi nhà chung toàn con gái, làm thế nào để không tránh khỏi những mâu thuẫn của các hội chị em?

Những xích mích xảy ra từ những điều nhỏ nhặt hàng ngày của một cuộc sống tập thể như ăn uống, sinh hoạt… Hay xuất phát từ lòng ích kỷ, ganh ghét nhau, tất cả đều tạo nên tính “thực tế” của một chương trình như Asia’s Next Top Model, bởi đây không phải là “Asia’s Friendly Model”.

Nhiều người hi vọng rằng Ngô Quỳnh Mai, hay còn gọi là Mai Ngô, sẽ tiến xa hơn những thí sinh Việt Nam khác trong những mùa trước. Vì chương trình cần cô ấy để trở nên hấp dẫn, tăng view?


Mai Ngô được chương trình nhấn mạnh tính cách của một nhân vật drama, tạo nên kịch tính giữa các thí sinh.

Mai Ngô được chương trình nhấn mạnh tính cách của một nhân vật "drama", tạo nên kịch tính giữa các thí sinh.

Thế nhưng có lẽ mọi người đều quên mất một điều, hầu hết những chương trình thực tế đều có kịch tính, và nếu không có thì phải tạo ra kịch tính. Đó chính là những chiêu trò mà ban tổ chức cố tình biên tập để câu rating!

Khác với Như Thảo, Celine… những mùa trước, may mắn cho Việt Nam năm nay khi chúng ta có một thí sinh đủ thú vị được BTC lựa chọn để khiến chương trình hấp dẫn hơn, thú vị hơn.

Ngô Quỳnh Mai vốn dĩ là một cô gái vô cùng cá tính, nhưng tôi nghĩ không phải tự nhiên mà cô ấy thể hiện tính cách như vậy. Đó là một cách để cô nàng có thể thu hút sự chú ý của ban tổ chức cũng như cơ hội để tiến sâu vào cuộc thi.

Những chương trình thực tế luôn cần con mồi béo bở như Mai Ngô để câu rating.
Những chương trình thực tế luôn cần con mồi béo bở như Mai Ngô để câu rating.

Tôi tin chắc cô nàng sẽ vẫn là một nhân tố được lên hình nhiều trong các tập sau, người được xây dựng với motip “thí sinh bị ghét”, “thí sinh bitchy” của Asia’s Next Top Model năm nay.

Nhưng việc Mai Ngô có trụ được lâu đến cuối mùa thi hay không thì còn phải xem lại. Bởi vốn dĩ chương trình truyền hình thực tế không hề thiếu những chiêu trò!

Tại America’s Next Top Model, có những trường hợp “drama queen” bị loại khá sớm, như Bianca Richardson (mùa 3), Monique Calhoun (mùa 7)... Nếu không có khả năng nổi trội, dù thí sinh đó gây kịch tính cỡ nào, cũng sẽ sớm xách vali về nước mà thôi.

Nói vậy để hiểu rằng, BTC nắm quyền chủ động lựa chọn và chúng ta không nên quá tung hô Mai Ngô hay kỳ vọng nhiều ngay khi mới xem 1 tập phát sóng.

Xét về tố chất trở thành người mẫu chuyên nghiệp, Mai Ngô không phải quá xuất sắc. Trong khi đó làng mẫu hiện nay chú trọng hình thể đậm chất “high fashion” (thanh mảnh, gầy guộc), cô lại theo đuổi phong cách của một model “plus-size” (mẫu béo).

Dáng người khỏe mạnh, săn chắc theo kiểu Mai Ngô ít có khả năng đoạt giải cao trong những cuộc thi như Asia’s Next Top Model.

Về phần catwalk, Mai Ngô chính là thí sinh có số điểm gần đứng bét bảng trong tập 1. Cô giải thích rằng do BTC đã yêu cầu cô trình diễn trong chiếc giày cao gót 12 phân nên đã bị điểm thấp.


Mai Ngô gỡ gạc lại điểm trong tập 1 nhờ xếp thứ 7 phần photoshoot.

Mai Ngô gỡ gạc lại điểm trong tập 1 nhờ xếp thứ 7 phần photoshoot.

Tuy nhiên ngay cả một thí sinh catwalk tốt, photoshoot tốt như Thùy Trang – đại diện Việt Nam tham gia Asia’s Next Top Model mùa 1 cũng không tiến được xa, thì Mai Ngô liệu có cơ hội?

Nếu Mai Ngô phải dừng bước sớm, cũng đừng quá buồn! Bởi thực tế Asia’s Next Top Model sau thành công của mùa thứ nhất, liên tiếp bị gạch đá bởi tính “ao làng” những năm qua.

Mang tiếng là “Asia” nhưng hầu hết thí sinh đến từ Đông Nam Á. Và có một sự thật: nếu muốn người mẫu của đất nước nào đi sâu vào vòng trong và trở thành quán quân, hãy tài trợ cho chương trình!

Không khó để nhận ra sự thiên vị của BTC khi trao giải Quán quân cuộc thi mùa 2 cho Sheena – thí sinh không quá ấn tượng nhưng được đất nước chủ nhà Malaysia “hậu thuẫn”.

Đó cũng là lí do vì sao đại diện của Nhật Bản những mùa đầu tiến rất xa nhờ có nhà tài trợ Subaru, thí sinh Monika Maria là Á quân mùa 3 (Philippines là nhà tài trợ chính) hay Jessica Amornkuldilok thành quán quân mùa 1 nhờ hãng TRESemmé Thái Lan “giúp sức”.


ANTM liệu có xứng với đẳng cấp một cuộc thi châu Á?

ANTM liệu có xứng với đẳng cấp một cuộc thi châu Á?

Asia’s Next Top Model là một cuộc thi như siêu mẫu Hà Anh đã thẳng thắn chê là “nhảm nhí”, bởi nó “chọn thí sinh để gây kịch tính scandal chứ không phải tìm người mẫu”.

Một cuộc thi mà lời giới thiệu trên trailer là “watching Asia’s Next Top Model to get more drama…” (xem người mẫu hay xem kịch?) thì Mai Ngô ạ, thà “ta về ta tắm ao ta” còn hơn!

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại