Giải pháp nào để phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam?

thinga |

Việt Nam nên làm gì để khởi động thành công ngành điện gió ngoài khơi? Thu hút nguồn vốn đầu tư cần thiết và tạo dựng sự tin cậy đối với sự phát triển của ngành như thế nào?

Việt Nam học hỏi nước bạn về phát triển điện gió

Những câu hỏi lớn này đã được đặt ra và thảo luận tại cuộc hội thảo "Thúc đẩy phát triển ngành điện gió ngoài khơi của Việt Nam: Kinh nghiệm quốc tế và các gợi ý chính sách" vừa diễn ra tại Hà Nội dưới sự đồng chủ trì của ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương (CEC) và ông Nicolai Prytz, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam.

Buổi hội thảo, do Ban Kinh tế Trung ương và Đại sứ quán Đan Mạch tại Hà Nội phối hợp tổ chức, với mục đích tạo ra một diễn đàn đối thoại, trao đổi giữa các cơ quan Bộ ban ngành Việt Nam với các tổ chức, chuyên gia, doanh nghiệp trong và ngoài nước để chia sẻ kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cơ chế chính sách liên quan cho Việt Nam trong phát triển điện gió ngoài khơi. Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners (CIP), nhà đầu tư hàng đầu thế giới về điện gió ngoài khơi và nhà đầu tư chính trong Dự án điện gió ngoài khơi La Gàn là đơn vị tổ chức và hỗ trợ kỹ thuật hội thảo.

Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi như: có đường bờ biển dài, nguồn gió dồi dào và vùng đáy biển tương đối nông phù hợp cho việc dựng hệ thống móng cố định. Việt Nam cũng có chuỗi cung ứng được thiết lập tốt, có thể sử dụng gần như ngay lập tức hoặc chuyển đổi nhanh chóng để hỗ trợ thực hiện nhiều công đoạn trong quá trình xây dựng hoặc thiết lập hệ thống hạ tầng cần thiết khi phát triển và xây dựng một trang trại gió ngoài khơi.

Giải pháp nào để phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam? - Ảnh 1.

Hendrik Scheinemann - Đồng Giám đốc Điều hành Tập đoàn COP

Đan Mạch là quốc gia tiên phong trên thế giới về năng lượng gió ngoài khơi kể từ năm 1991 khi quốc gia này vận hành trang trại năng lượng gió ngoài khơi đầu tiên trên thế giới. Ngày nay, Đan Mạch cũng đang đi đầu trong việc cắt giảm chi phí sản xuất để biến điện gió ngoài khơi thành một trong những loại năng lượng tái tạo cạnh tranh nhất. Điều này rất quan trọng và là động lực to lớn, tạo đà cho sự phát triển và mở rộng ngành công nghiệp điện gió của Việt Nam.

Hội thảo cấp cao về điện gió ngoài khơi

Ông Henrik Scheinemann, Đồng Giám đốc Điều hành của tập đoàn Copenhagen Offshore Partners (COP), cũng bổ sung: "Điều quan trọng là Việt Nam nên tập trung vào việc khởi động ngành năng lượng tái tạo, một ngành công nghiệp đã được chứng minh là có hiệu quả cao, đồng thời học hỏi kinh nghiệm từ các thị trường đã phát triển và có thành tích tốt để chọn cho mình một mô hình điện gió ngoài khơi phù hợp với nhu cầu và kỹ năng của đất nước.

Giải pháp nào để phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam? - Ảnh 2.

Nguyễn Đức Hiển - Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương

Có thể thấy rõ, Việt Nam có khả năng và sẽ thành lập ngành công nghiệp này. Giờ là lúc thúc đẩy và cho phép thực hiện các dự án thí điểm và ban hành khung pháp lý rõ ràng cũng như tạo điều kiện để các nhà đầu tư và phát triển dự án chia sẻ bài học nhằm xây dựng chuỗi cung ứng địa phương và giải quyết cơn khát năng lượng xanh ngày càng tăng của Việt Nam. Tập đoàn CIP cam kết hỗ trợ Việt Nam trên hành trình lâu dài này".

Chương trình hội thảo bao gồm 5 báo cáo chính từ các nhà quản lý, chuyên gia, nhà khoa học quốc tế có kinh nghiệm. Các báo cáo chính đã tập trung phân tích, trình bày tổng quan quá trình phát triển điện gió ngoài khơi toàn cầu và những điều kiện cần để khởi động các dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên của Việt Nam cũng như kinh nghiệm phát triển các dự án điện gió ngoài khơi tại một số nước và vùng lãnh thổ, như: Đan Mạch, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc)... các cơ chế thí điểm, cơ chế đặc biệt cho các dự án phát triển điện gió ngoài khơi và gợi ý chính sách cho Việt Nam, khai thác nguồn tài nguyên điện gió ngoài khơi để bảo đảm an ninh năng lượng và giảm phát thải.

Hội thảo cấp cao về điện gió ngoài khơi này nằm trong chương trình hợp tác đối tác năng lượng giữa hai chính phủ Việt Nam và Đan Mạch. Chương trình này được bắt đầu từ năm 2013 và đã thu được nhiều kết quả hợp tác rất tốt đẹp.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại