Giải nghĩa Tiếng Việt "cây sầu đâu là cây xoan" trong SGK lớp 4 gây lú lẫn: Hiểu được đúng cũng phải cao siêu lắm!

Thảo Vân |

Chi tiết nhỏ trong SGK lớp 4 khiến hội phụ huynh không khỏi hoang mang.

"Mẹ thiên nhiên" đúng là luôn có cách khiến con người bất ngờ, ngay từ những loại rau củ quả đời thường đã thường xuyên bắt gặp những hiện tượng lạ. Tuy nhiên đôi khi những trường hợp này lại đến từ chính tác động khách quan của con người, hoặc là những chiêu trò để tạo sự chú ý… Sẽ có những tình huống gây quan điểm đa chiều như câu chuyện dưới đây.

Mới đây, trên MXH xuất hiện một bài đăng đang khiến cộng đồng mạng xôn xao khi phụ huynh này cho rằng chi tiết cây sầu đâu mà SGK Tiểu học nhắc đến không phải là cây xoan, đó là 2 loài cây hoàn toàn khác nhau.

Giải nghĩa Tiếng Việt cây sầu đâu là cây xoan trong SGK lớp 4 gây lú lẫn: Hiểu được đúng cũng phải cao siêu lắm! - Ảnh 1.

Chi tiết "cây sầu đâu" trong sách giáo khoa khiến dấy lên tranh cãi: "Liệu đây cũng có phải là cây xoan không?"

Được biết, đây là chi tiết trong đoạn văn miêu tả hoa ở sách giáo khoa Ngữ văn lớp 4 tập 2. Tình huống này đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều trên MXH. Dân mạng có vô số phán đoán. Một số người cho rằng đây là hai loại cây hoàn toàn khác nhau và sách giáo khoa tiểu học này đã in sai. Bên cạnh đó, giữa nhiều bình luận tò mò này nảy ra một cuộc tranh luận gay gắt: "Hai cây này có phải là một không?"

- Cây sầu đâu và cây xoan khác nhau hoàn toàn nhé. Cây sầu đâu ăn lá được, vỏ thân cây dùng ngâm rượu... Cây xoan chỉ lấy gỗ, không ăn được.

- Search trên mạng thì hình ảnh cây sầu đâu không giống cây xoan. Cây xoan thân gỗ to cao. Lấy gỗ làm nhà, xẻ làm giường tủ là khá phổ biến ở vùng nông thôn.

- Sầu đâu là thuộc họ của cây xoan. Cây xoan có nhiều tên gọi: Cây xoan hay xoan ta, xoan nhà, xoan trắng, sầu đông, thầu đâu.

Thế nhưng, sự thật đã được hé lộ nhờ một số dân mạng tinh ý. Một vài comment của cả người hai miền Bắc và Nam đã chỉ ra cây sầu đâu chính là cây xoan.

Cây sầu đâu hay còn gọi là cây xoan nhưng khác với cây xoan ngoài Bắc, sầu đâu với lá xanh hoa trắng là vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh.

Ở miền Bắc và miền Trung, cây xoan lá màu xanh, hoa màu tím, đặc biệt lá độc không ăn được. Còn cây sầu đâu mọc ở miền Tây có hoa màu trắng, lá màu xanh, vị đắng nhưng chứa nhiều vị thuốc như giúp thông tiểu, thanh nhiệt, ngủ ngon, đau nhức khớp, cao huyết áp, kể cả bệnh da liễu. Món này ăn thử lần đầu sẽ có vị đắng, qua lần thứ hai là ghiền luôn. Hai loại lá nhìn giống nhau, nhưng có màu hoa khác.

Giải nghĩa Tiếng Việt cây sầu đâu là cây xoan trong SGK lớp 4 gây lú lẫn: Hiểu được đúng cũng phải cao siêu lắm! - Ảnh 2.
Giải nghĩa Tiếng Việt cây sầu đâu là cây xoan trong SGK lớp 4 gây lú lẫn: Hiểu được đúng cũng phải cao siêu lắm! - Ảnh 3.

Cây sầu đâu còn được gọi cây xoan nhưng khác với cây xoan ngoài Bắc

Do vậy, chi tiết được in trong sách giáo khoa là hoàn toàn đúng. Quả là thiên nhiên vẫn luôn có nhiều điều thú vị mà chúng ta chưa biết, thế giới trái cây quá phong phú!

Nguồn: Cộng Đồng Giáo Viên Tiểu Học

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại