Giải mã sự thật sinh vật biển rỉa chân người bí ẩn đang gây hoang mang tại Úc

J |

Sinh vật biển rỉa chân cậu thiếu niên người Úc, để lại một vùng nước đầy máu thực chất là gì?

Cư dân mạng gần đây đang dậy sóng vì những bức ảnh "đẫm máu" của một thiếu niên người Úc - Sam Kanizay. Những hình ảnh và video ấy được bố của cậu đăng, sau khi chứng kiến con mình bị một loài sinh vật biển bí ẩn "rỉa thịt" nhuộm đỏ cả một vùng nước.

Giải mã sự thật sinh vật biển rỉa chân người bí ẩn đang gây hoang mang tại Úc - Ảnh 1.

Sam Kanizay tại bệnh viện

Giải mã sự thật sinh vật biển rỉa chân người bí ẩn đang gây hoang mang tại Úc - Ảnh 2.

Được biết, Kamizay khi ở dưới nước được một khoảng thời gian bỗng thấy chân mình ngứa ngáy, nhưng cho rằng đó là hậu quả sau khi đá vài trận bóng vào buổi chiều. Tuy nhiên, cậu sớm nhận ra có điều gì không ổn, vì cơn ngứa bỗng chuyển thành đau rát, và nó lan dần lên mắt cá chân.

"Chân thằng bé có rất nhiều lỗ nhỏ, chảy máu liên tục, tạo thành vũng trên sàn bệnh viện" - ông Kamizay, cha của Sam cho biết.

Ông Kamizay sau đó đã quay lại bờ biển, đặt một vài miếng thịt xuống nước, và kết quả ông thu được là những sinh vật trong hình dưới đây.

Giải mã sự thật sinh vật biển rỉa chân người bí ẩn đang gây hoang mang tại Úc - Ảnh 3.

Vậy câu hỏi đặt ra là: những sinh vật này là gì, và mức độ nguy hiểm đến đâu? Đây là một tai nạn hãn hữu, hay diễn ra thường xuyên đến mức đáng báo động?

Chấy biển - những sinh vật cần đề phòng khi xuống nước

Theo như Michael Brown - chuyên gia sinh vật biển, nguyên nhân gây ra thảm họa cho cậu bé Sam Kamizay là những sinh vật biển tí hon mang tên "chấy biển". Ý kiến này cũng được Alistair Poore - giáo sư ĐH New South Wales (Úc) đồng tình.

Trên thực tế, những sinh vật ông Kamizay thu thập được chưa hẳn đã là thủ phạm gây ra những vết thương cho con trai ông. Theo giáo sư Poore, đó chỉ là những sinh vật phù du, chứ không phải là thứ chúng ta gọi là "chấy biển".

Giải mã sự thật sinh vật biển rỉa chân người bí ẩn đang gây hoang mang tại Úc - Ảnh 4.

Dù trông rất thuyết phục, nhưng đây không phải là thủ phạm

Chấy biển thực chất là tên gọi khác của ấu trùng từ một số loài vật - bao gồm cả sứa biển và một số loài giáp xác. "Chúng nhiều khả năng là thủ phạm. Những sinh vật tí hon ấy đôi lúc cắn rỉa các loài cá và cả con người".

Thông thường, chấy biển phổ biến nhất là ấu trùng của sứa Linuche unguiculata. Sở hữu cơ thể quá nhỏ lại trong suốt, việc nhìn thấy chúng là điều không thể. Vì thế nên mới có chuyện những người "trườn bò" trong cát khi tắm biển có thể khiến chúng mắc kẹt trong quần áo, gây mẩn ngứa nặng nề.

Giải mã sự thật sinh vật biển rỉa chân người bí ẩn đang gây hoang mang tại Úc - Ảnh 5.

Đây chính là những sinh vật được gọi là "chấy biển"

Về trường hợp của Sam, ghi nhận cho thấy cậu đã ngâm mình dưới nước hàng giờ đồng hồ, chân sục xuống cát, nên nhiều khả năng đây là nguyên nhân gây ra vụ việc.

Theo Poore: "Cũng giống như muỗi với con người, chúng là những loài ký sinh trùng, tấn công cá để hút máu."

Tuy nhiên, cả giáo sư Poore lẫn Brown đều cho rằng những trường hợp nặng như Sam rất hiếm khi xảy ra.

Giải mã sự thật sinh vật biển rỉa chân người bí ẩn đang gây hoang mang tại Úc - Ảnh 6.

Thông thường chấy biển chỉ gây mẩn ngứa như vậy thôi

"20  năm ở đây, tôi chưa từng nhìn thấy trường hợp nào như vậy" - Brown chia sẻ.

"Thông thường người ta không bị nặng như vậy đâu. Đây là một trường hợp hy hữu, vì gần như chưa từng có nạn nhân bị cắn nhiều như vậy." - trích lời giáo sư Poore.

"Chúng thường không cắn con người. Nhưng có vẻ như lũ ấu trùng này đã cố gắng để tấn công một thứ gì đó khổng lồ đi ngang qua mặt chúng."

Tóm lại, bạn không việc gì phải quá sợ hãi khi đi biển cả. Ngay cả Sam - nạn nhân trực tiếp cũng không hề "tẩy chay" biển. Vấn đề bạn chỉ cần nhớ rằng hãy đi tắm một cách... bình thường, đừng sục chân bới cát dưới biển quá lâu là được.

Nguồn: Daily mail, CNN

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại