Giải mã nguyên nhân quyền lực tối thượng của Tần Thủy Hoàng

Nguyễn Hằng |

Thống nhất thiên hạ giữa giai đoạn binh đao loạn lạc kéo dài và lên ngôi hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa, khiến hậu thế luôn tò mò về quyền lực thực sự của Tần Thủy Hoàng.

Nhà Tần là triều đại hoàng gia đầu tiên làm chủ toàn bộ lãnh thổ trong lịch sử Trung Quốc. Tuy chỉ kéo dài 15 năm (từ năm 221-2016 TCN), nhưng dấu ấn của Tần Thủy Hoàng – vị hoàng đế đầu tiên là cực kỳ quan trọng.

Ông là người có công thống nhất giang sơn, ra lệnh xây dựng "kỳ quan" Vạn Lý Trường Thành và đội quân đất nung đặc biệt chưa từng có trong lịch sử.

Giải mã nguyên nhân quyền lực tối thượng của Tần Thủy Hoàng - Ảnh 1.

Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc. Ảnh: Pinterest

Giữa bối cảnh giai đoạn Chiến Quốc (khoảng thế kỷ thứ 5 – 221 TCN) đầy hỗn loạn, Trung Quốc lúc bấy giờ bị chia rẽ bởi 7 nước (Hàn, Ngụy, Sở, Tề, Tần, Triệu, Yên) vốn trước đó là chư hầu của nhà Chu, đã được hình thành từ sự suy yếu của triều đại này.

Giải mã nguyên nhân quyền lực tối thượng của Tần Thủy Hoàng - Ảnh 2.

Nước Tần đánh bại 6 nước chư hầu vào cuối thời kỳ Chiến Quốc, thống nhất Trung Hoa. Ảnh: Ancientorigins

Vào thời điểm cuối giai đoạn này, Tần Thủy Hoàng là người đã thành công trong việc chinh phục tất cả các quốc gia khác, dẫn tới việc thành lập Nhà Tần và đưa ông trở thành vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa.

Giải mã nguyên nhân quyền lực tối thượng của Tần Thủy Hoàng - Ảnh 3.

Tần Thủy Hoàng và tham vọng thống nhất Trung Hoa. Ảnh minh họa

Mặc dù hoàng đế Tần Thủy Hoàng dự định rằng triều đại mà ông cai trị sẽ kéo dài cho 10.000 thế hệ (có thể hiểu là mang ý nghĩa trường tồn mãi mãi), nhưng Nhà Tần lại chỉ kéo dài trong vòng chưa đẩy 2 thập kỷ.

Tuy vậy, nhưng hậu thế vẫn có thể nhận thấy được tầm ảnh hưởng rất lớn của triều đại này và đặc biệt là vị hoàng đế vô cùng nổi tiếng trong lịch sử, Tần Thủy Hoàng.

Bí ẩn quyền lực tối thượng của hoàng đế Tần Thủy Hoàng

Theo các nhà sử học, có một số yếu tố góp phần vào sự thành công của nước Tần khi đánh bại 6 nước chư hầu hùng mạnh để lập ra đế chế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, là một nước Trung Hoa thống nhất.

Một trong số đó là vị trí chiến lược về mặt địa lý. Cụ thể, nằm ở tỉnh Thiểm Tây, nước Tần được núi và hẻm núi bao bọc, giúp bảo vệ trước sự dòm ngó của các nước láng giềng ở phía đông, đồng thời có thể dễ dàng tiếp cận vùng đồng bằng qua sông Hoàng Hà ở phía bắc Trung Quốc.

Hơn nữa, khu vực chiếm đóng của nước Tần cũng rất giàu tài nguyên thiên nhiên và những người cai trị có thể thu được nhiều "món hời" bằng cách mở rộng biên giới mà không sợ sẽ gây xung đột hay tranh chấp ngay lập tức.

Ngoài ra, nước Tần là một trong ít quốc gia đã thành công trong việc tập trung quyền lực nhà nước, áp dụng hệ thống luật pháp "cứng nhắc" trên toàn lãnh thổ để trị nước (tư tưởng pháp trị - dùng luật pháp để trị nước) , chia các tiểu bang, thành, quận cho các quan chức đứng đầu do vua chỉ định.

Chính điều này đã tạo nên một lợi thế về bộ máy hành chính nhà nước, vượt trội hơn nhiều so với các đối thủ của họ.

Đặc biệt, đội quân uy lực của nước Tần, cùng việc biết cách sử dụng xe ngựa trong các trận chiến cũng góp phần không nhỏ vào thành công của quốc gia này trên hành trình thống nhất và làm chủ toàn bộ lãnh thổ Trung Hoa.

Giải mã nguyên nhân quyền lực tối thượng của Tần Thủy Hoàng - Ảnh 4.

Tần Thủy Hoàng và đội quân uy lực của ông đã đánh bại 6 nước chư hầu, dẫn tới việc thống nhất Trung Hoa, chấm dứt thời kỳ hơn 200 năm binh đao loạn lạc. Ảnh: Pinterest

Cuối cùng, cực kỳ tàn nhẫn là đặc điểm có thể nhận thấy ở nước Tần, đặc biệt biểu hiện rõ nét ở Tần Thủy Hoàng, người đứng đầu quốc gia này và thành công trong việc hoàn thành đại nghiệp thống nhất Trung Quốc.

Trước khi trở thành vị hoàng đế đầu tiên của triều đại Nhà Tần và Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng hay còn gọi là Doanh Chính, vua của nước Tần, Ông lên ngôi vua vào năm 246 TCN khi mới 13 tuổi. Khi còn nhỏ, quốc sự chủ yếu do Lã Bất Vi, tướng quốc nước Tần thời Chiến Quốc, xử lý.

Giải mã nguyên nhân quyền lực tối thượng của Tần Thủy Hoàng - Ảnh 5.

Cỗ xe ngựa trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Ảnh: Ancientorigins

Sau khi Lã Bất Vi tử tự vào năm 235 TCN, Tần Vương Chính mới thực sự nắm toàn quyền kiểm soát nước Tần và nuôi tham vọng thống nhất toàn bộ lãnh thổ Trung Hoa.

Chiến dịch để hiện thực hóa "giấc mộng" thống nhất Trung Quốc được Tần Vương Chính bắt đầu triển khai vào khoảng năm 230 TCN và kết thúc vào năm 221 TCN, khi quốc gia cuối cùng trong lục quốc là nước Tề bị chinh phục.

Dù tồn tại trong thời gian ngắn ngủi, nhưng triều đại Nhà Tần mà Tần Thủy Hoàng cai trị đã để lại nhiều dấu ấn đáng ghi nhận về xây dựng và thống nhất hệ thống đo lường, chữ viết, luật pháp, mạng lưới giao thông và hợp nhất tiền tệ, xây dựng hệ thống y tế phức tạp, chữa trị được nhiều loại bệnh cách đây khoảng 2.200 năm.

Tần Thủy Hoàng và tham vọng thống trị ngay cả ở "thế giới bên kia"

Hoàng đế Tần Thủy Hoàng qua đời vào năm 210 TCN và điều khiến hậu thế kinh ngạc là ông còn tạo ra cả một đội quân bằng đất nung hơn 8.000 binh sĩ để đi sang thế giới bên kia.

Giải mã nguyên nhân quyền lực tối thượng của Tần Thủy Hoàng - Ảnh 7.

Vị hoàng đế đầu tiên còn khiến các nhà nghiên cứu kinh ngạc khi phát hiện đội quân bằng đất nung giống hệt như người thật trong lăng mộ khổng lồ dưới lòng đất. Ảnh: Internet

Không chỉ có đội quân đất nung mà lăng mộ hoành tráng để đời của Tần Thủy Hoàng cũng là một bí ẩn lớn đối với các nhà nghiên cứu trên thế giới. Người ta ước tính rằng khoảng 700.000 người tham gia xây dựng lăng mộ khổng lồ này.

Giải mã nguyên nhân quyền lực tối thượng của Tần Thủy Hoàng - Ảnh 8.

Đội quân đất nung sống động như thật trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Ảnh: Internet

Bên cạnh các câu chuyện huyền thoại và tranh cãi về đội quân đất nung, vũ khí và nghi vấn những chiếc bẫy chết người vẫn còn hoạt động, lăng mộ Tần Thủy Hoàng thực sự vẫn còn là một "bài toán khó" thách đố hậu thế dù có niên đại cách đây hơn 2.000 năm.

Tham khảo nguồn: Ancientorigins, Thoughtco


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại