Giải mã hồ nước làm hàng ngàn người chết ở châu Phi

Cẩm Mai |

Hồ nước Nyos nằm ở tây bắc Cameroon thuộc châu Phi, còn có tên gọi khác là “hồ nước tử thần” vì nó tiềm ẩn hiểm họa chết người.

Thực chất, hồ nước Nyos vốn là miệng núi lửa hình thành cách đây 400 năm. Do hoạt động núi lửa sâu trong lòng đất hàng dặm mà xung quanh hồ nước thường có nồng độ khí CO2 cao thoát ra.

Giải mã hồ nước làm hàng ngàn người chết ở châu Phi - Ảnh 1.

Hồ nước Nyos màu xanh lam trong veo.

Thông thường, khí CO2 liên tục bốc lên, nhưng hồ nước Nyos thì khác. Khí CO2 thoát ra.tùy theo phản ứng môi trường. 

Khí CO2 bốc lên làm hồ nước bị áp suất cao. Chỗ nước sâu có nồng độ CO2 cao hơn. Mỗi lít nước hồ chứa 5 lít CO2. Xét về giới hạn vật lý và áp suất, hồ Nyos giống như quả bom hẹn giờ.

Vào ngày 21/8/1996, đã xảy ra hiện tượng bất thương như lở đất, núi lửa phun nhẹ. Hậu quả vô cùng thảm khốc khi hồ Nyos bị nổ thành tháp nước cao hơn 90m tung lên trời và gây ra sóng thần nhỏ.

Nhưng sự đáng sợ hơn cả là khí CO2. Trong vòng 20 giây, khoảng 1,2 kilomet khối CO2 đã thoát ra. Con sóng lớn khí CO2 đã quét qua vùng nông thôn.

Dân làng sống gần hồ hầu như đều tử vong. Chỉ có 6/800 người dân sống sót vì nhanh chóng đi xe máy lên vùng đất cao hơn.

Khí CO2 dập tắt ngay lửa cháy từ núi lửa. Đó chính là dấu hiệu của sự chết chóc quanh hồ Nyos. Đám mây khí CO2 bay lan rộng làm chết bất cứ người nào trong vòng bán kính 25 km quanh hồ.

Khi khí CO2 lan tràn trên mặt đất, người dân có thể bị chết trong chớp mắt mà người thân không hiểu vì sao. Vẫn có số ít người không bị ảnh hưởng.

Tổng cộng đã có 1.746 người bị thiệt mạng. Các làng Nyos, Kam, Cha và Subum đã bị diệt vong. Hơn 3.500 con vật nuôi cũng bị chết ngay sau đó. 

Hồ nước màu xanh lam trong veo tự đổi thành màu đỏ ngầu. Sự thay đổi này do sắt dưới đáy hồ bị khuấy động lên như tượng trưng cho sự hung dữ của tự nhiên.

Giải mã hồ nước làm hàng ngàn người chết ở châu Phi - Ảnh 2.

Hồ nước Nyos đổi thành màu đỏ ngầu.

Kể từ thảm họa đó, hồ nước này bị giám sát nghiêm ngặt và người ta phải đổ xuống hồ dung dịch khử khí độc. Người ta lắp một đường ống chạy xuống đáy hồ và để cho khí độc thoát ra ở mức vừa phải.

Tuy nhiên, hồi năm 1986, hồ Nyos đã từng phun ra lượng khí CO2 cao hơn và con đập tự nhiên trên hồ không có tác dụng, gây ra thảm họa kép, lũ lụt và khí độc xảy ra cùng một lúc.

Các nhà khoa học cho rằng sự thức dậy của núi lửa có thể gây ra hiện tượng như tại hồ Nyos nhưng trên diện rộng hơn.

Nguồn: Disclose

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại