Giải mã 'hình nhân nhảy múa' 2.100 năm tuổi: Chuyên gia kinh ngạc phát hiện 'thứ bên trong'

Nguyệt Phạm |

Mới đây, một bức tượng hình nhân nhảy múa đã được tìm thấy ở Novosibirsk, thành phố đông dân thứ 3 tại Nga.

Cận cảnh của bức tượng hình nhân nhảy múa được tìm thấy tại Siberia. (Ảnh: Sohu)

Cận cảnh của bức tượng hình nhân nhảy múa được tìm thấy tại Siberia. (Ảnh: Sohu)

Trên công trường xây dựng cây cầu bắc qua sông Ob, đây cũng là cây cầu thứ 4 của thành phố Novosibirsk, các công nhân đã tìm thấy một bức tượng hình nhân nhảy múa cao khoảng 10cm.

Từ ngoại hình, khuôn ngực của bức tượng cổ không có đặc điểm rõ ràng nào của nữ giới, chính vì thế giáo sư Andrey Borodovsky, một nhà khảo cổ học nổi tiếng của Siberia nhận định đây là bức tượng được mô phỏng theo vũ công nam giới. Theo phong thái và động tác của hình nhân nhảy múa cho thấy anh ta đang tham gia vào một hoạt động tôn giáo đặc trưng của miền Bắc Ấn Độ.

Bức tượng vũ công nam giới mặc một chiếc áo sơ mi bằng lụa, bên dưới mặc một chiếc quần và bên ngoài cuốn thêm 1 lớp váy. Đây cũng là kiểu trang phục của Ấn Độ cổ đại.

Bức tượng hình nhân nhảy múa đang nghiêng người về bên phải, 2 tay giơ lên trên đầu, đầu nghiêng về phía bên trái. Điệu múa mà người này thể hiện được người cổ đại coi như một nghi lễ giao tiếp với các vị thần.

Giải mã hình nhân nhảy múa 2.100 năm tuổi: Chuyên gia kinh ngạc phát hiện thứ bên trong - Ảnh 1.

Theo chuyên gia, bức tượng chỉ là một phần nhỏ trong bộ sưu tập tượng mô phỏng các nghi lễ tôn giáo của người xưa. (Ảnh: Sohu)

Thành phần đồng của bức tượng chiếm 62,1%, còn lại là thiếc chiếm 15,3%; chì là 15,2% và kẽm là 7,4%, hoàn toàn không giống với đồ đồng hiện đại mà gần với đồ đồng cổ đại hơn. 

Đây được xem là thành phần đáng kinh ngạc tạc nên bức tượng - một kỹ thuật phức tạp so với thời kỳ cách đây hàng nghìn năm.

Sau khi kiểm định, giáo sư Andrey Borodovsky đã xác định niên đại của bức tượng vũ công từ cách đây 2.100 năm, có xuất xứ từ Ấn Độ.

Bức tượng có thể là một phần nhỏ trong một bộ tượng mô phỏng các nghi lễ tôn giáo. Theo giáo sư Andrey Borodovsky, bức tượng được tìm thấy tại khu vực hẹp nhất của sông Ob, vốn là nơi người xưa chọn làm điểm vượt sông, là một phát hiện khảo cổ rất có ý nghĩa. 

Ông cũng phỏng đoán rằng, bức tượng được chôn bên dòng sông có thể là của những du khách đã dâng tặng cho thần sông để chuyến hành trình của mình được thuận lợi.

Tham khảo: Sohu

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại