Giải mã "cơn gió thiên thực" sau hơn 300 năm đau đầu nghiên cứu!

Hoa Hướng Dương |

Một hiện tượng thời tiết xảy ra trùng với thời điểm xảy ra thiên thực (nhật thực, nguyệt thực) nhưng phải mất hơn 300 năm mới có lời giải đáp.

Nhật thực là hiện tượng Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất xếp thẳng hàng theo đúng thứ tự trên, khi đó Mặt Trăng ở giữa sẽ che khuất Mặt Trời và bóng của nó sẽ quét qua bề mặt Trái Đất.

Từ xa xưa người ta đã cảm nhận sự thay đổi của bầu không khí khi có hiện tượng này, nhưng phải tới tận ngày nay chúng ta mới có được câu trả lời nhờ công nghệ dự báo thời tiết tân tiến.

Bí ẩn thời tiết thay đổi khi Nhật thực

Giải mã cơn gió thiên thực sau hơn 300 năm đau đầu nghiên cứu! - Ảnh 1.

Nhật thực.

Sau 301 năm sau khi nhà thiên văn học người Anh Edmund Halley đi tiên phong trong việc quan sát hiện tượng nhật thực, ông nhận thấy có một sự thay đổi thời tiết kỳ lạ trùng khớp với thời điểm xảy ra thiên thực.

Ông chú ý thấy rằng khi xảy ra nhật thực, không khí sẽ trở nên lạnh lẽo và ẩm ướt bất thường, một cảm giác rùng mình và đáng sợ như xem phim kinh dị vậy.

Vào năm 1901, H. Helm Clayton cũng từng đoán rằng gió sẽ đổi hướng khi có nhật thực. Nhưng đi tìm kiếm câu trả lời cho sự liên hệ này lại không đơn giản chút nào, phải mất rất lâu sau đó, với sự giúp đỡ của hàng ngàn tình nguyện viên, các nhà khoa học mới giải đáp được bí mật này.

Cuộc thử nghiệm quy mô lớn với thiết bị hiện đại

Giải mã cơn gió thiên thực sau hơn 300 năm đau đầu nghiên cứu! - Ảnh 2.

Nhiệt độ thay đổi khi nhật thực.

Nhà khí tượng học tới từ Đại học Reading của Anh đã cùng với 4500 người tình nguyện tiến hành thí nghiệm thời tiết nhật thực (National Eclipse Weather Experiment) nhằm đo lường ảnh hưởng khí tượng xảy ra khi nhật thực.

Khi hiện tượng xảy ra, kết hợp việc quan sát và đọc các thông số thời tiết ở các trạm thời tiết trên mặt đất, cũng như hệ thống cảm biến thời tiết, nhóm nghiên cứu đã xác nhận không khí trở nên lạnh hơn khi có nhật thực, gió thổi chậm hơn và thay đổi hướng.

Nhà vật lý khí quyển Giles Harrison cho biết:

"Khi Mặt Trời biến mất sau Mặt Trăng, một vùng diện tích bị lạnh đột ngột, như hoàng hôn vậy. Điều đó nghĩa là không khí ấm bị dừng đột ngột quanh khu vực này, đây cũng chính là nguyên nhân làm giảm nhiệt độ và đổi hướng gió".

"Có nhiều lý thuyết được đưa ra để giải thích về cơn gió nhật thực xảy ra hằng năm, nhưng chúng tôi nghĩ đây chính là lời giải thích thuyết phục nhất".

Giải mã cơn gió thiên thực sau hơn 300 năm đau đầu nghiên cứu! - Ảnh 3.

Bí ẩn đã được giải đáp.

Hiện tượng này xảy ra mạnh mẽ ở khu vực biên giới, nơi giáp ranh giữa sáng và tối, khi hiện tượng nhật thực xảy ra, không khí sẽ bị lạnh đi từ 1 tới 4 độ C, tốc độ gió cũng giảm đi 7,4 km/h. Hơn nữa hướng gió cũng chếch sang phía nam khoảng 20 độ.

Gray và đồng sự Harrison cũng nhấn mạnh rằng phải mất nhiều thời gian mới có thể có những số liệu cụ thể dù có nhiều lý thuyết được đưa ra là do khi đó chưa thể đo chính xác như các công nghệ dự báo thời tiết hiện nay.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Philosophical Transactions of the Royal Society A.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại