Giải mã câu chuyện người phụ nữ ngậm nguyên một đàn bạch tuộc con chỉ sau vài ngày ăn bạch tuộc sống

Oct |

Vài ngày sau khi đi ăn bạch tuộc, người phụ nữ phải đến bác sĩ và tìm ra nguyên một đàn bạch tuộc con trong miệng. Nhưng tại sao vậy?

Mới đây, cư dân mạng đang xôn xao vì một câu chuyện rất hy hữu xảy ra tại Hàn Quốc.

Như đã biết, người Hàn Quốc có nền ẩm thực đa dạng, trong đó có cả niềm đam mê với thực phẩm tươi sống. Cụm "tươi sống" ở đây không mang nghĩa như bình thường, mà đôi khi còn phải "ngoe nguẩy" như con bạch tuộc trong ảnh dưới đây.

Giải mã câu chuyện người phụ nữ ngậm nguyên một đàn bạch tuộc con chỉ sau vài ngày ăn bạch tuộc sống - Ảnh 1.

Và đây là khởi nguồn của câu chuyện. Người phụ nữ Hàn Quốc đã ăn bạch tuộc sống nguyên con, nhưng sau khi trở về thấy ngứa râm ran trong miệng và phải đi gặp bác sĩ. Cuối cùng, bác sĩ tìm thấy... nguyên một đàn bạch tuộc rất nhỏ bám chặt trong khoang miệng.

Dù câu chuyện đã xảy ra vào năm 2012, nhưng mỗi lần được "khai quật" là một lần nó gây xôn xao dư luận.

Trên thực tế thì càng để lâu, nhiều người càng nghi ngờ về độ chân thực của câu chuyện. Tại sao bạch tuộc có thể nở trong miệng được? Cơ chế sinh sản nào cho phép điều đó?

Chúng ta sẽ đi tìm lời giải ngay sau đây!

Giải mã câu chuyện người phụ nữ ngậm nguyên một đàn bạch tuộc con chỉ sau vài ngày ăn bạch tuộc sống - Ảnh 2.

Cơ chế sinh sản đặc biệt của bạch tuộc khiến ẩm thực Hàn Quốc trở nên... nguy hiểm

Giống như mọi loài vật trên đời, mục đích tồn tại của bạch tuộc cũng chỉ là mau chóng kết đôi, đẻ con rồi qua đời. Tuy nhiên, cách chúng kết đôi không giống bình thường.

Ở bạch tuộc đực, chúng có một xúc tu khác cơ động, được gọi là hectocotylus. Nó dài tới cả mét, và có một chức năng duy nhất là lưu trữ tinh trùng.

Giải mã câu chuyện người phụ nữ ngậm nguyên một đàn bạch tuộc con chỉ sau vài ngày ăn bạch tuộc sống - Ảnh 3.

Mỗi loài bạch tuộc sẽ có cách giao phối khác nhau. Có loài sẽ tiếp cận con cái, trực tiếp đưa xúc tu vào ống dẫn trứng để thụ tinh. Tuy nhiên, đa số sẽ... tháo rời xúc tu này, đưa thẳng cho con cái cất giữ bên trong cơ thể. Đến thời điểm thích hợp và đủ an toàn, bạch tuộc cái sẽ tự thụ tinh cho trứng của mình.

Nhưng cũng bởi vậy mới xảy ra tai nạn cho người phụ nữ Hàn Quốc trên. Trong quá trình cắn bạch tuộc, bà đã vô tình cắn trúng hectocotylus, khiến tinh trùng bắn ra và thụ tinh cho trứng.

Cần biết rằng trứng bạch tuộc rất nhỏ và có độ kết dính khá cao, thế nên khả năng nó mắc lại vòm miệng là hoàn toàn có thể xảy ra, nhất là khi bạn vệ sinh răng miệng không thực sự cẩn thận.

Giải mã câu chuyện người phụ nữ ngậm nguyên một đàn bạch tuộc con chỉ sau vài ngày ăn bạch tuộc sống - Ảnh 4.

Trứng của bạch tuộc vòng xanh (con này không ăn được đâu, độc vô cùng đấy)

Câu chuyện không chỉ xảy ra với bạch tuộc, mà còn với mực sống nữa. Và đặc biệt, thảm kịch này chủ yếu chỉ xảy ra với những người từ các nước Á Đông, vì người phương Tây hầu như chỉ ăn bạch tuộc khi đã qua chế biến bằng nhiệt trước đó.

Bạch tuộc sống - món ăn có thể gây chết người nếu không cẩn thận

Việc phải ngậm nguyên một mồm đầy bạch tuộc bò lúc nhúc không phải là mối lo duy nhất khi ăn bạch tuộc sống. Theo ghi nhận, đã có người chết vì món ăn này, không phải do trúng độc mà vì cách ăn.

Người Hàn khi ăn bạch tuộc sống có 2 cách. Cách đầu tiên là ăn nguyên con - rất dễ bị hóc, nghẹn thở và tử vong nếu nhai không cẩn thận.

Giải mã câu chuyện người phụ nữ ngậm nguyên một đàn bạch tuộc con chỉ sau vài ngày ăn bạch tuộc sống - Ảnh 5.

Cách thứ hai là xắt nhỏ bạch tuộc ra. Nhưng cách làm này cũng không an toàn hơn, vì xúc tu của bạch tuộc rất dính. Mỗi năm, Hàn Quốc đều ghi nhận có trường hợp tử vong vì bị xúc tu bạch tuộc bám chặt vào họng, nhất là khi uống rượu say.

Cũng bởi vậy, món ăn này giờ được khuyến cáo chỉ dành cho những người đang tỉnh táo mà thôi.

Món bạch tuộc sống trong ẩm thực Hàn Quốc có tên là San-nakji. Gọi là sống nhưng thực ra bạch tuộc đã chết não. Lý do chúng cử động được là vì toàn thân chúng có hệ thần kinh rất phức tạp, trong đó 2/3 tập trung ở các xúc tu.

Khi gặp chất xúc tác mạnh như xì dầu, hệ thần kinh sẽ kích hoạt phản xạ, khiến cho xúc tu cử động mà chẳng cần đến vai trò của não bộ.

Theo ghi nhận, San-nakji rất ngon, vị bạch tuộc không hề tanh mà ngọt một cách tự nhiên.

Nguồn: Octopus Life

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại