Giải mã bí ẩn: Sinh vật quái dị tấn công con mồi như “Người Nhện”

Phong Linh |

Giun nhung được coi là kẻ săn mồi quái dị khi sở hữu hai tuyến nhớt có thể phóng chất dính với tốc độ cực nhanh. Sau khi rời khỏi cơ thể giun, dịch nhầy nhanh chóng khô và co lại, đồng thời độ kết dính cũng giảm.

Giải mã bí ẩn: Sinh vật quái dị tấn công con mồi như “Người Nhện”

Họ giun nhung (Onychophora), gồm khoảng 70 loài, phân bố trong các rừng nhiệt đới và ôn đới trên khắp hành tinh, đặc biệt là bán cầu nam. Với chiều dài thân từ 0,5 tới 20 cm, chúng sở hữu những đặc điểm của cả động vật chân đốt và giun đốt. Thức ăn chính của chúng là côn trùng.

Giun nhung được coi là một kẻ săn mồi khá bí ẩn, bởi chúng thường ẩn mình trong các khu vực đất ẩm ướt, dưới các phiến đá hoặc cành cây mục nát trong khu rừng rậm nhiệt đới.

Thông thường, giun nhung có tập quán sống riêng lẻ, nhưng cũng có nghiên cứu cho rằng, khi săn mồi, chúng có thể đi cùng nhau theo nhóm tới 15 cá thể. Con cái đầu đàn sẽ được ưu tiên “xử lí” con mồi, trước khi cả nhóm cùng chia sẻ.

Giải mã bí ẩn: Sinh vật quái dị tấn công con mồi như “Người Nhện” - Ảnh 2.

Giun nhung săn mồi bằng "khẩu súng" đặc biệt.

Loài động vật này có khả năng di chuyển rất chậm chạp, tuy nhiên, đây lại chính là thế mạnh của chúng khi săn mồi. Giun nhung thường rình con mồi khá lâu, rồi bất ngờ xuất hiện và phun một loại chất keo đặc biệt tiết ra từ phía lưng để giữ chặt con mồi. Kẻ xấu số càng cố thoát thân thì càng dính chắc hơn vào lớp chất keo đó.

Nhờ vậy mà giun nhung có khả năng triệt hạ những loại côn trùng có kích thước lớn gấp nhiều lần mình. Tuy nhiên, điều thú vị là giun nhung khá “keo kiệt” với lượng keo tiết ra, vì vậy chúng thường chọn những con mồi nhỏ để không phải sử dụng quá nhiều lượng chất lỏng quý giá này. Đôi khi chúng còn ăn luôn lượng keo dư thừa mà mình trót phun quá nhiều.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại