Giải mã bí ẩn "Hiệu ứng Nàng Mona Lisa": Cứ ngỡ là bức tranh đang nhìn người xem chằm chằm

Nghiêm |

Và bất ngờ ở đây là, chính nàng Mona Lisa lại không tạo được hiệu ứng cùng tên.

Mona Lisa vốn là một tuyệt tác hội họa của nhà thiên tài Leonardo da Vinci – kèm theo đó mà một loạt bí ẩn mà mãi đến nay các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu.

Đặc biệt, đối với nhiều người đã thưởng lãm trực tiếp tác phẩm này tại bảo tàng Louvre (Paris, Pháp), họ thường cảm thấy rằng rằng: Ánh mắt của "nàng" đang dõi theo họ trong phòng trưng bày - dù không nhìn trực diện vào bức tranh. Người ta gọi đó là "hiệu ứng Mona Lisa".

Với mục đích tìm hiểu sâu hơn, các nhà khoa học đã quyết định kiểm tra hiệu ứng này. Các chuyên gia từ ĐH Bielefeld (Đức) đã tập hợp 24 tình nguyện viên, yêu cầu họ chỉ ra hướng nhìn của Mona Lisa khi ngồi trước bức tranh – được hiển thị qua màn hình vi tính.

Giải mã bí ẩn Hiệu ứng Nàng Mona Lisa: Cứ ngỡ là bức tranh đang nhìn người xem chằm chằm - Ảnh 1.

Qua khảo sát ở nhiều góc cắt, cũng như khoảng cách của bức tranh với người xem, đội ngũ nghiên cứu đã thu thập được khoảng 2.000 đánh giá khác nhau. Họ nhận thấy góc nhìn của Mona Lisa hơi chếch về phía bên phải khoảng 15,4 độ - thay vì là nhìn trực diện như đã phỏng đoán trước đây.

Các khảo sát trước đó cho thấy: khi bức vẽ phác họa người hay ảnh có hướng nhìn lệch vào khoảng dưới 5 độ, sẽ có hiệu ứng làm người xem cảm thấy như thể tác phẩm đang nhìn theo họ, dù có đang đứng ở góc nào trong phòng đi chăng nữa.

Giải mã bí ẩn Hiệu ứng Nàng Mona Lisa: Cứ ngỡ là bức tranh đang nhìn người xem chằm chằm - Ảnh 2.

Khoa học xác nhận Hiệu ứng Mona Lisa có tồn tại, nhưng không phải trên tác phẩm Mona Lisa

"Hiệu ứng ánh nhìn là không thể phủ nhận," - nhà tâm lý học học Sebastian Loth, thành viên của đội nghiên cứu cho biết.

Tuy nhiên, Mona Lisa thì khác!

"Nhưng với tác phẩm Mona Lisa, chúng tôi không nhận thấy được hiệu ứng này," - Loth khẳng định.

Theo nhóm nghiên cứu, dù ở bất kì góc độ/ khoảng cách nào (dựa trên 2000 góc cắt), nàng Mona Lisa vẫn chếch về phía bên phải mà thôi.

"Cần hiểu rằng hiệu ứng Mona Lisa vốn dĩ có thật, nhưng cái tên thì cần được xem lại,"

Dù sao thì Mona Lisa tuy không là "chuẩn" khi nói về hiệu ứng ảo ảnh đã đề cập, nhưng nàng vẫn luôn tạo ra những bất ngờ đối với chúng ta. Như nụ cười của nàng chẳng hạn, vẫn luôn đem lại thứ gì đó rất bí ẩn dù đã được rất nhiều nhà khoa học để ý và tìm hiểu.

Tham khảo: ScienceAlert, Daily Mail, Mirror

theo Helino

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Trí Thức Trẻ
    Công ty Cổ phần VCCorp

    © Copyright 2010 - 2023 – Công ty Cổ phần VCCorp

    Tầng 17,19,20,21 Toà nhà Center Building - Hapulico Complex,
    Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
    Email: btv@soha.vn
    Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 2411/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 31 tháng 07 năm 2015.
    Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thế Tân
    Điện thoại: 024 7309 5555

    Liên hệ quảng cáo:
    Hotline: 0794.46.33.33 - 0961.98.43.88
    Email: giaitrixahoi@admicro.vn
    Hỗ trợ & CSKH:
    Tầng 20, tòa nhà Center Building, Hapulico Complex,
    số 1 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
    Tel: (84 24) 7307 7979
    Fax: (84 24) 7307 7980
    Chính sách bảo mật

    Chat với tư vấn viên