Giả thuyết mới: Địa kim tự tháp Giza và tượng Nhân sư từng chìm sâu dưới nước?

Cẩm Mai |

Có giả thuyết rằng Đại kim tự tháp Giza và tượng Nhân sư trên cao nguyên Giza (Ai Cập) đã bị chìm dưới nước khá sâu.

Các nhà khoa học đã tranh luận với bằng chứng thuyết phục rằng toàn bộ cảnh quan tại Giza, bao gồm các kim tự tháp và tượng Nhân sư cho thấy dấu hiệu rõ ràng về xói mòn do nước. Cho nên, một số học giả cho rằng đây là nghĩa địa cổ xưa đã từng chìm dưới biển.

Bằng chứng đó có đúng không? Ngoài dấu vết xói mòn do nước, còn gì khác chứng minh cho giả thuyết này không?

Nhà khảo cổ học Sherif El Morsi - người đã nghiên cứu trên cao nguyên Giza trong suốt hơn 20 năm và đồng nghiệp Antoine Gigal, đã phát hiện ra một hóa thạch kỳ lạ ở đây. Hóa thách như minh chứng cho giả thuyết kim tự tháp và tượng Nhân sư đã từng chìm dưới nước.

Giả thuyết mới: Địa kim tự tháp Giza và tượng Nhân sư từng chìm sâu dưới nước? - Ảnh 1.

Ông Gigal và El Morsi không phải là người đầu tiên nghiên cứu về giả thuyết này. Trước đó, tiến sĩ Robert M. Schoch cũng đã nghiên cứu theo hướng đó.

Hồi đầu thập niên 90, tiến sĩ Schoch đã cho rằng tượng Nhân sư là công trình lâu đời hơn hàng ngàn năm so với các nhà khảo cổ học tưởng. Nó được xây dựng từ năm 5.000 đến 9.000 trước Công nguyên.

Giả thuyết này đửa ra dựa vào vết xói mòn do nước được phát hiện tại các di tích ở cao nguyên Giza. Ông El Morsi và các đồng nghiệp đã cố gắng chứng minh giả thuyết đó bằng cách tìm kiếm manh mối trên cao nguyên Giza để biết những sự việc đã diễn ra với các di tích.

Cuối cùng, họ đã tìm thấy bằng chứng thuyết phục nhất cho giả thuyết cao nguyên Giza từng bị ngập nước. Các nhà nghiên cứu phân tích và ghi lại các dấu vết xói mòn do nước ở các di tích tại Giza, họ đã phát hiện ra một mẫu hóa thạch.

Giả thuyết mới: Địa kim tự tháp Giza và tượng Nhân sư từng chìm sâu dưới nước? - Ảnh 2.

Mẫu hóa thạch được phát hiện tại cao nguyên Giza., cho thấy rõ điều kiện nguyên sơ và lỗ thủng nhỏ bên ngoài, nghĩa là nó hóa đá trong thời gian gần đây..

Bằng chứng khiến El Morsi và các đồng nghiệp suy luận rằng ngày xưa cao nguyên Giza bị thảm họa nên chìm dưới nước.

Cụ thể, họ chú ý đến đền thờ Menkare có thể từng là đầm phá. Nước bao phủ toàn bộ nghĩa địa cổ, bao gồm tượng Nhân sư và các đền thờ xung quanh nó.

Mặc dù họ phát hiện ra hóa thạch quý giá, nhưng không phải ai cũng tin rằng nó là bằng chứng thuyết phục cao nguyên Giza từng bị ngập lụt.

Tuy nhiên, ông Morsi giải thích rằng nhím biển được gắn kết, hoặc hóa đá trong thời gian gần đây. Bằng chứng cho thấy nó nằm ngang theo lực hấp dẫn, vẫn giữ được tình trạng ban đầu, trong phạm vi thủy triều của đầm phá ngày xưa.

"Chúng tôi thấy rõ tình trạng nguyên sơ và các chi tiết về các lỗ thủng của bộ xương bên ngoài. Có nghĩa là sinh vật biển này đã bị hóa đá trong thời gian gần đây" - ông El Morsi giải thích.

Ngoài ra, cao nguyên Giza bị lũ lụt ngập đến 75m so với mực nước biển hiện tại làm hình thành đường bờ biển kéo dài đến Khafre, tượng Nhân sư và Menkare.

Giả thuyết mới: Địa kim tự tháp Giza và tượng Nhân sư từng chìm sâu dưới nước? - Ảnh 3.

Vết xói mòn nước ở Đại kim tự tháp Giza

El Morsi lập luận cho bằng chứng: Chúng ta đã thấy các dấu hiệu xói mòn rõ do sóng thủy triều, rõ ràng khu vực đã từng bị ngập nước.

Đại kim tự tháp Giza cũng có bằng chứng về trận lụt lớn. Theo ông El Morsi, 20 cấp độ đầu tiên của Đại kim tự tháp Giza có bằng chứng xói mòn do nước thẩm thấu.

Vậy cao nguyên Giza bị lũ lụt từ bao giờ?

Theo các nhà nghiên cứu, rất khó nói chính xác mốc thời gian. Vì trong 100.000 ngàn năm qua, mực nước biển ở đây dao dộng 120m.

Ông El Morsi và Giga vẫn tiếp tục nghiên cứu cao nguyên Giza trong dự án "Giza vì nhân loại".

Nguồn bài và ảnh: Curiomos


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại