Giá rẻ cực hấp dẫn, một mặt hàng từ Lào đổ bộ Việt Nam trong năm qua, được mệnh danh ‘bảo bối nông sản’

Như Quỳnh |

Giá nhập khẩu mặt hàng này đã giảm đến 42% so với năm 2022.

Giá rẻ cực hấp dẫn, một mặt hàng từ Lào đổ bộ Việt Nam trong năm qua, được mệnh danh ‘bảo bối nông sản’- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu phân bón các loại của Việt Nam trong tháng 12 đạt 446.560 tấn với trị giá hơn 151 triệu USD, tăng mạnh 21,5% về lượng và tăng 8,8% về trị giá so với tháng 11. Tính chung trong cả năm 2023, nước ta cho hơn 1,4 tỷ USD nhập khẩu hơn 4,1 triệu tấn phân bón, tăng mạnh 21,3% về lượng nhưng giảm 12,8% về trị giá so với năm 2022.

Trị giá nhập khẩu giảm mạnh là bởi giá phân bón đã hạ nhiệt kể từ đầu năm 2023, đạt bình quân 342 USD/tấn, giảm gần 1/3 so với năm 2022.

Trung Quốc vẫn giữ vị trí nhà cung cấp lớn nhất của Việt Nam với sản lượng hơn 2 triệu tấn, tương đương với hơn 662 triệu USD, tăng 50% về lượng và tăng 47% về trị giá so với năm trước.

Đáng chú ý trong số các nhà cung cấp, Lào đã vươn lên trở thành nhà cung cấp phân bón lớn thứ 3 của Việt Nam, vượt qua Israel trong năm 2023. Cụ thể kết thúc năm 2023, nước ta nhập khẩu từ Lào 279.752 tấn phân bón với trị giá hơn 92 triệu USD, tăng mạnh 73% về lượng nhưng chỉ tăng 0,08% về trị giá so với năm 2022, chiếm tỷ trọng gần 7% về sản lượng lẫn kim ngạch.

Đáng nói giá phân bón nhập khẩu từ Lào chứng kiến mức sụt giảm đến 42% so với năm 2022, đạt bình quân 329 USD/tấn trong năm 2023.

Giá rẻ cực hấp dẫn, một mặt hàng từ Lào đổ bộ Việt Nam trong năm qua, được mệnh danh ‘bảo bối nông sản’- Ảnh 2.

Giai đoạn năm 2020 đến tháng 5/2022, giá phân bón tăng mạnh và tạo đỉnh vào tháng 5/2022 do một số yếu tố như xung đột Nga – Ukraine ảnh hưởng làm hạn chế nguồn cung xuất khẩu phân bón; Nhu cầu phân bón toàn cầu gia tăng và giá nguyên liệu đầu vào (khí đốt và than đá) tăng mạnh. Giai đoạn tháng 6/2022 đến tháng 12/2023: giá phân bón chịu áp lực giảm mạnh vì giá nguyên liệu đầu vào suy giảm và một số nước xuất khẩu phân bón trở lại.

Theo Thống kê, tổng nhu cầu phân bón các loại mỗi năm của Việt Nam khoảng 11 – 12 triệu tấn, trong đó năng lực sản xuất đang thiếu khoảng 4 triệu tấn nhưng lại có sự khác nhau giữa các chủng loại.

Phân bón SA và Kali do trong nước nguồn cung không thể đáp ứng nên phải nhập hoàn toàn. Đối với các loại khác như DAP và MAP, nguồn cung trong nước mới đáp ứng được 86% sản lượng tiêu thụ trong nước, còn lại là phụ thuộc vào kênh nhập khẩu. Riêng đối với phân bón Ure, tổng sản lượng từ các nhà máy đạm Ninh Bình, đạm Hà Bắc, đạm Cà Mau, đạm Phú Mỹ đã đạt 2,6 triệu tấn, vượt mức tiêu thụ bình quân 2,2 triệu tấn.

Theo dự báo của công ty nghiên cứu thị trường hàng hóa CRU (trụ sở tại Anh), nhu cầu tiêu thụ phân bón tại Ấn Độ sẽ tăng tháng 1/2024 và đây sẽ là yếu tố giúp giá ure đảo chiều tăng nhẹ. Đặc biệt, trong quý I/2023, giá ure thế giới sẽ xác định rõ hơn xu hướng tăng khi các nhà nhập khẩu bắt đầu đặt đơn mua phân bón cũng như có thông tin đầy đủ hơn về giá nông sản thế giới.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại