Giá giảm mạnh, Việt Nam chớp cơ hội nhập khẩu "kim cương đen" từ Trung Quốc: sản lượng tăng 3 chữ số, là nguyên liệu quan trọng không thể thay thế

Khánh Vy |

Giá nhập khẩu mặt hàng này từ Trung Quốc giảm mạnh nhất trong tất cả các thị trường.

Giá giảm mạnh, Việt Nam chớp cơ hội nhập khẩu

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 2/2024, nhập khẩu than các loại của Việt Nam đạt 4,2 triệu tấn, tương đương 614,6 triệu USD, giảm 17,8% về lượng và giảm 8,3% về trị giá so với tháng trước đó.

Tính chung 2 tháng đầu năm, nhập khẩu than các loại đạt hơn 9,2 triệu tấn, trị giá hơn 1,28 tỷ USD, tăng mạnh 95,9% về lượng, tăng 60,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022. Giá nhập khẩu bình quân 2 tháng đạt 138,6 USD/tấn, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2022.

Vì giá giảm sâu, Việt Nam đang tích cực nhập khẩu mặt hàng này từ nhiều thị trường. Trong đó, Trung Quốc đang phải vật lộn với tình trạng dư thừa than ngày càng tăng. Lý do là bởi sản lượng trong nước tăng mạnh và nhập khẩu dồn dập khiến mặt hàng này tràn ngập thị trường. Việt Nam đã nhanh chóng chớp lấy thời cơ này để nhập khẩu.

Giá giảm mạnh, Việt Nam chớp cơ hội nhập khẩu

Cụ thể, nhập khẩu than các loại từ Trung Quốc đạt 20.605 tấn với kim ngạch hơn 5,8 triệu USD, tăng 113% về lượng và tăng 38% về kim ngạch so với tháng 2/2023.

Lũy kế 2 tháng, nhập khẩu mặt hàng này từ đất nước tỷ dân đạt hơn 64 nghìn tấn với kim ngạch hơn 19,46 triệu USD, tăng mạnh 152% về lượng và tăng 94% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Giá nhập khẩu bình quân trong năm 2023 đạt 304 USD/tấn, giảm mạnh 23,2% so với cùng kỳ năm 2022. Đây là mức giá nhập khẩu giảm mạnh nhất trong tất cả các thị trường cung cấp than cho Việt Nam.

Trung Quốc đã tăng sản lượng than kể từ cuộc khủng hoảng điện năm 2021 để tránh tình trạng này lặp lại. Nhập khẩu than của Trung Quốc tăng mạnh trong năm 2023, tăng 61,8% so với năm trước đó đạt 474,42 triệu tấn. Tăng trưởng nhu cầu cũng tương đối chậm lại trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc đang phục hồi khó khăn.

Giá giảm mạnh, Việt Nam chớp cơ hội nhập khẩu

Giá than nhiệt vận chuyển qua đường biển cũng giảm mạnh vào năm 2023, khiến loại than này trở nên cạnh tranh hơn so với ngành khai thác trong nước vốn phải chịu áp lực tăng đủ nhanh để đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng. 

Nhưng chính sự gia tăng nhập khẩu đã khiến thị trường rơi vào tình trạng mất cân bằng nghiêm trọng hơn.

“Cơn lũ” than đánh dấu một bước ngoặt lớn so với giai đoạn này 2 năm trước. Thời điểm đó, tình trạng thiếu nhiên liệu hóa thạch kéo theo cắt điện trên diện rộng, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp và hộ gia đình. Điều này ít có khả năng xảy ra khi nguồn cung than dồi dào, mặc dù chính quyền vẫn cảnh giác với nguy cơ ở một số khu vực.

Giá than trung bình được dự báo đạt 5.500 kcal/kg tại các cảng phía bắc Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm xuống còn 850-950 nhân dân tệ/tấn vào năm 2024, từ mức trung bình 970 nhân dân tệ/tấn năm ngoái.Hiện Trung Quốc đang xây dựng kho dự trữ than 600 triệu tấn để cân bằng cung cầu và kiểm soát biến động giá cả trên thị trường.

Nhập khẩu kỷ lục của Trung Quốc và sự gia tăng bất ngờ trong xuất khẩu của nhà nhập khẩu than số 2 Ấn Độ đã giúp cân bằng thị trường than vào năm 2023. Nhập khẩu của Ấn Độ dự kiến sẽ giảm vào năm 2024 lần đầu tiên kể từ đại dịch 2020. Lợi nhuận của 10 nhà máy nhiệt điện đốt than hàng đầu Trung Quốc đã tăng lên 18,3 tỷ NDT trong năm 2023.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại