Gia đình thu nhập hơn chục triệu/ tháng vẫn có thể tiết kiệm nhờ phân bổ chi tiêu hợp lý

TÔ DIỆP - THIẾT KẾ: MINH TRANG |

Tiết kiệm được nhiều hay ít phụ thuộc khá nhiều vào cách quản lý chi tiêu.

Gia đình 2 con nhỏ ở Hà Nội: Thu nhập 16 triệu vẫn dành dụm được để gửi ngân hàng

Gia đình chị Huệ và anh Trung (hiện đang sống tại Hoài Đức, Hà Nội) có tổng thu nhập mỗi tháng từ 15 - 16 triệu đồng. Hai vợ chồng hiện đang có 2 con nhỏ học lớp 5 và lớp 3. Được biết sau khi chi tiêu cho cả gia đình, hai vợ chồng vẫn để dành dụm được từ 3 - 5 triệu gửi ngân hàng tiết kiệm.

Gia đình thu nhập hơn chục triệu/ tháng vẫn có thể tiết kiệm nhờ phân bổ chi tiêu hợp lý - Ảnh 1.

Bài viết của anh Trung chia sẻ về chi tiêu của gia đình - Ảnh chụp màn hình

Chia sẻ về cách chi tiêu của gia đình mình, chị Huệ cho biết: "Để giữ được mức chi tiêu này và có số tiền tiết kiệm 5 triệu mỗi tháng gửi ngân hàng thì hai vợ chồng cũng phải hết sức chắt bóp từng khoản sao cho hợp lý và vừa đủ. Bởi mình biết hai vợ chồng phải tiết kiệm để sang cấp 2, các bạn nhỏ cần phải học thêm nhiều thứ sẽ cần chi tiêu nhiều tiền hơn".

Chị Huệ gợi ý với chi tiêu của các gia đình thì mỗi nhà mỗi khác. Với chị thì sẽ áp dụng những mẹo đơn giản này để duy trì được cuộc sống tốt và đảm bảo tài chính nuôi con lâu dài:

- Nhờ ông bà gửi thực phẩm sạch ở quê lên cho: Rau củ - thịt cá để vừa sạch đảm bảo mà giá thành lại rẻ hơn.

- Tách từng khoản chi tiêu bỏ vào phong bì để tránh tiêu lẹm.

- Nên vạch ra từng khoản chi tiêu nào trong gia đình có thể tiết kiệm được. Ví dụ như mỹ phẩm của vợ, quần áo của cả gia đình, tiền nhậu nhẹt tụ tập của chồng,...

- Nếu mua đồ gì thì nên chờ tới đợt khuyến mại, đi mua thì tích điểm thưởng, nhận thẻ khách hàng thân thiết để được chiết khấu.

Gia đình thu nhập hơn chục triệu/ tháng vẫn có thể tiết kiệm nhờ phân bổ chi tiêu hợp lý - Ảnh 2.

Bảng chi trong 1 tháng của gia đình anh Trung và chị Huệ.

Gia đình 3 người ở Thủ đô với chi phí sinh hoạt 14,5 triệu/ tháng, vừa chi tiêu đủ lại vẫn có thể tiết kiệm

Gia đình của Thiên Lương (sinh năm 1992) có 3 thành viên, hiện đang sống tại Hà Nội cũng như vậy. Đây là bảng kế hoạch chi tiêu trong một tháng của gia đình cô.

Gia đình thu nhập hơn chục triệu/ tháng vẫn có thể tiết kiệm nhờ phân bổ chi tiêu hợp lý - Ảnh 3.
Gia đình thu nhập hơn chục triệu/ tháng vẫn có thể tiết kiệm nhờ phân bổ chi tiêu hợp lý - Ảnh 4.

Bảng chi tiêu của Thiên Lương

Có thể thấy, việc phân bổ chi tiêu trong 1 tháng của gia đình được Thiên Lương làm rất tốt. Trong đó, phần tiết kiệm được gửi vào tài khoản ngay khi nhận lương, số tiền còn lại sẽ dành cho chi tiêu cần thiết.

"Mình cũng căng não để tính toán sao cho chi tiêu phù hợp vì muốn cuộc sống tốt hơn vì một đồng khi lành bằng 3 đồng khi ốm. Phương châm sống của mình cũng là tích lũy dần dần. Mọi thứ phải phù hợp với khả năng và điều kiện kinh tế của gia đình nữa.

Cách của mình là sẽ tiết kiệm trước khi chi tiêu. Đặc biệt là không bao giờ động tới khoản tiết kiệm nếu không có việc gì lớn. Mình sẽ chia khoản tiền gửi tiết kiệm thành nhiều khoản nhỏ khác nhau. Chẳng hạn như gửi dài hạn 1 năm, trung hạn 6 tháng và khoản dự phòng rủi ro chỉ từ 2-3 tháng.

Dù tiết kiệm nhưng mình cũng để 1 khoản vừa đủ cho cả gia đình hưởng thụ. Cụ thể, 1 năm gia đình sẽ đi du lịch xa 1 lần trong 1 tuần. Còn nếu đi gần, loanh quanh Hà Nội từ 2-3 ngày thì 1 năm sẽ đi 2 lần, mỗi lần chi phí khoảng 5 triệu".

Gia đình thu nhập hơn chục triệu/ tháng vẫn có thể tiết kiệm nhờ phân bổ chi tiêu hợp lý - Ảnh 5.

1 năm gia đình sẽ đi du lịch xa 1 lần trong 1 tuần. Còn nếu đi gần, loanh quanh Hà Nội từ 2-3 ngày thì 1 năm sẽ đi 2 lần. Chi phí du lịch vào khoảng 5 triệu.

Chị em thì thường tốn kém nhất ở khoản chi tiêu cho mỹ phẩm và quần áo. Với Lương thì ngược lại. Các khoản này cô không chi tiêu quá nhiều tiền, vì môi trường làm việc không yêu cầu phải trang điểm. Khi mua quần áo cho cả gia đình, Lương sẽ mua 1 lần đủ cả. Ví dụ mùa hè Lương cần mua 5 chiếc váy mặc nhà thì sẽ mua đủ, không hơn. Còn tận dụng được thì để năm sau mặc, mỗi lần mua giá khoảng 200-300 nghìn/chiếc.

Đồ đi chơi cũng một năm làm mới 1 lần bằng cách mua 3-4 chiếc, dịp gì cần thì đầu tư thêm. Giày dép cũng chỉ cần 1 đôi sandal, 1 đôi thể thao, 1 đôi cao gót, 1 đôi boots mùa đông, 1 đôi cao gót.

Đồ của chồng và con cũng thế. Cô lên kế hoạch mua bao nhiêu cái, nếu sẵn tiền sẽ mua luôn trong 1 đợt đỡ tốn thời gian. Còn nếu không thì chia nhỏ ra tháng mua quần, tháng mua áo. Giá tầm 500-700 nghìn/sơ mi mặc bền đẹp. Khi mua đủ theo kế hoạch thì sẽ tạm ngưng không mua thêm bất kỳ thứ gì nữa.

Đồ gia dụng gia đình cần mua thì Lương sẽ có kế hoạch sớm để tiết kiệm. Cách mua của Lương sẽ là chọn đồ chuẩn, dù đắt hơn 1 chút nhưng bền, an toàn và tiết kiệm điện.

Bằng cách mua đồ điện tử chất lượng và tiết kiệm điện thì tháng mùa hè gia đình tốn khoảng 600-700 nghìn đồng, còn vào mùa đông thì khoảng 300-400 nghìn cho hóa đơn. Nếu không dư dả và sẵn tiền thì bạn cũng có thể học theo cách của Thiên Lương sẽ giúp giảm áp lực tài chính hơn hẳn.

Thu nhập 100 triệu/ tháng, mẹ 3 con ở Hải Phòng chia sẻ bảng chi tiêu hợp lý

Chị Nguyễn An (hiện sống tại Hải Phòng) cũng rất quan tâm tới việc chi tiêu của gia đình. Thu nhập của hai vợ chồng chị một tháng vào khoảng 100 triệu. Gia đình chị An có 5 thành viên, bao gồm hai vợ chồng và ba con nhỏ. Nhưng hiện tại, chồng của chị đi làm xa (hiện đang là lái tàu, thường những chuyến đi biển kéo dài cả vài tháng) nên chi phí sinh hoạt trong bảng chi tiêu này chỉ tính 3 mẹ con trong 1 tháng.

Gia đình thu nhập hơn chục triệu/ tháng vẫn có thể tiết kiệm nhờ phân bổ chi tiêu hợp lý - Ảnh 6.

Chi phí chi tiêu trong 1 tháng của gia đình 4 người tại Hải Phòng, bao gồm mẹ và 3 con nhỏ. Ảnh: NVCC.

Có thể thấy, bảng chi tiêu của chị Nguyễn An và 3 con nhỏ khá khoa học và kiểm soát được từng khoản nhờ sử dụng tới sự quản lý của ứng dụng chi tiêu.

Chi phí nhiều nhất trong 1 tháng của gia đình là vào khoản giáo dục và phát triển bản thân là 11.351.000 đồng. Tiếp theo là ăn uống hết 4.462.000 đồng. Các chi phí như mua sắm tạp hóa, sinh hoạt, giải trí, mua sắm, quà tặng,... chỉ tốn từ 53.000 đồng đến 3,9 triệu/tháng. Tổng chi 1 tháng của gia đình bao gồm mẹ và 3 con nhỏ là 28.573.000 đồng. Với bài toán chi tiêu của riêng mình, chị Nguyễn An đã lo được cho gia đình 4 người cuộc sống tươm tất, không chỉ vậy mỗi tháng còn để ra 1 khoản tích lũy khoảng 70 triệu khiến nhiều người phải nể phục.

Gia đình thu nhập hơn chục triệu/ tháng vẫn có thể tiết kiệm nhờ phân bổ chi tiêu hợp lý - Ảnh 7.

Chị An thường nấu ăn tại nhà thay vì đặt đồ hàng quán hay ra ngoài ăn. Ảnh minh họa.

Một số mẹo kiểm soát chi tiêu mà chị Nguyễn An đang sử dụng cho gia đình. Đầu tiên, luôn có bảng chi tiêu rõ ràng bằng cách ghi chép vào ứng dụng trên điện thoại. Các khoản được ghi chép rõ ràng, đề mục cẩn thận để khi cần có thể kiểm tra được ngay lập tức. Bằng cách này khi tới gần cuối tháng, chị cũng biết cách cân đối chi tiêu ra sao để tránh tiêu quá nhiều.

Bên cạnh đó, đi chợ và tự nấu ăn tại nhà, chỉ mua những thứ mình cần. Thức ăn tự nấu tại nhà vừa đảm bảo lại tiết kiệm chi phí hơn. Thường cuối tuần có thời gian chị sẽ đi chợ mua sắm hoa, củ, quả, thức ăn cho cả tuần. Mua đồ ở chợ giá cả mềm hơn, nguyên liệu cũng tươi ngon. "Mình cũng chủ yếu mua thực phẩm theo mùa để tiết kiệm chi phí sinh hoạt. Bởi mua thực phẩm hoa củ quả đúng mùa, như thế vừa hạn chế được thuốc sâu mà giá cả lại rẻ hơn rất nhiều so với việc chúng ta đi chợ mua đồ trái mùa", chị An chia sẻ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại